Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính

Việc không tổ chức cấp huyện được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chuyển giao nhiệm vụ của cấp huyện sau khi bỏ như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, tổ chức, bảo đảm bộ máy hành chính mới hoạt động hiệu quả mà không gây áp lực quá lớn lên bất kỳ cấp nào (tỉnh và xã) là vấn đề đang được đặt ra. Riêng đối với người dân, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.

Nỗi lo mang tên thủ tục hành chính

Mấy tuần nay, Trung tâm Hành chính công thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh nhộn nhịp. “Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ huyện và sáp nhập một số xã khiến lượng người đến giao dịch đông hơn, số lượng hồ sơ giao dịch lĩnh vực đất đai và tư pháp - hộ tịch tăng đột biến. Đa số cá nhân, tổ chức đến giao dịch đều với tâm lý sắp tới bỏ cấp huyện, sáp nhập xã nên làm sẵn cho chắc ăn. Hồ sơ tăng nhanh nên chúng tôi cũng khá vất vả. Vì nhu cầu, quyền lợi của người dân nên Trung tâm sắp xếp cán bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng hẹn”, bà Nguyễn Anh Minh, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công thị xã Hồng Lĩnh cho biết.

Trung tâm Hành chính công thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh tiếp nhận và xử lý hồ sơ kịp thời, đúng hẹn cho người dân

Trung tâm Hành chính công thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh tiếp nhận và xử lý hồ sơ kịp thời, đúng hẹn cho người dân

Với suy nghĩ bỏ cấp huyện thì các TTHC do huyện thụ lý giải quyết sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể giao dịch lại bởi vì liên quan đến rất nhiều khâu, từ sửa các quy định pháp luật đến quy trình, công bố công khai, bố trí nhân lực, hạ tầng... nên việc người dân trăn trở cùng là điều dễ hiểu. Sau khi có thông tin sáp nhập một số xã, phần lớn người dân quan tâm đến việc thay đổi các loại giấy tờ như căn cước công dân, bằng lái xe, giấy tờ hộ tịch... Còn khi biết sẽ bỏ cấp huyện, nhiều loại giấy tờ thuộc thẩm quyền do UBND cấp huyện giải quyết, người dân tìm hiểu và tìm ra phương án tốt nhất trước lộ trình sẽ bỏ không tổ chức chính quyền cấp huyện vào tháng 6 tới đây.

“Giấy khai sinh của các cháu sai chữ đệm, năm sinh của bố và mẹ. Qua tìm hiểu để sửa phải do UBND thị xã cải chính nên tôi tranh thủ khi chưa bỏ thị xã thì lên Trung tâm Hành chính công thị xã cải chính. Với quy trình hiện tại, hồ sơ hợp lệ chỉ mất 3 ngày là xong. Phải làm sớm chứ mai mốt không còn thị xã mà chưa cải chính lại lôi thôi. Nhất là có cháu có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, giấy tờ nhân thân chưa khớp là không bay được”, chị Phạm Thị Kim Yến, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ.

Cũng như nhiều địa phương khác, Trung tâm Hành chính công huyện Eah’Leo, tỉnh Đắk Lắk những ngày này khá nhộn nhịp. Phần lớn người dân giao dịch trên lĩnh vực đất đai, hộ tịch, xây dựng... Ông Lê Văn Tám, thị trấn Ea Drăng đến Trung tâm Hành chính công làm thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. Tuy dự kiến khởi công vào tháng sau nhưng nghe thông tin bỏ huyện nên ông Tám tranh thủ lên làm sớm đề phòng sai sót còn có thời gian điều chỉnh. “Bỏ một cấp chính quyền là mới, nhưng tôi nghĩ chỉ cần các cấp có giải pháp phù hợp và ứng dụng công nghệ số để tháo gỡ những trăn trở của người dân thì sẽ không ảnh hưởng tới giao dịch hồ sơ, TTHC của người dân. Tôi mong Đảng, Nhà nước sẽ có chủ trương miễn phí trong thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ cho dân. Sau khi thay đổi bộ máy mới thì kịp thời điều chỉnh quy định về thủ tục hành chính. Bỏ đi nhưng TTHC phải thuận lợi, nhanh chóng”, ông Tám kỳ vọng.

Đích đến của mọi thành bại công việc chính là người thực thi. Phải lựa chọn đúng, trúng, thanh lọc cho được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm, vì dân đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới để hình thành bộ máy chính quyền cấp xã mới, có cơ chế tiêu chuẩn rõ ràng phân loại, đánh giá và thu hút người tài vào bộ máy. Bổ sung các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất để cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhiệm vụ sắp xếp cán bộ sau khi bỏ cấp huyện nặng nề, khối lượng công việc nhiều. Nếu như không có sự sắp xếp hợp lý, bộ máy hành chính có thể rơi vào tình trạng quá tải hoặc hoạt động kém hiệu quả, không rõ trách nhiệm (vì dồn toa, nhiều phòng, đầu việc về một mối), một đầu mối nhưng nhất định phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Tinh giản nhưng không đơn thuần cắt giảm số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng, có sự kế thừa và thu hút nhân tài.

Phát huy hiệu quả việc số hóa trong hoạt động hành chính

Để việc giải quyết hồ sơ, TTHC được thông suốt, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức, một trong những giải pháp quan trọng UBND tỉnh Nghệ An đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả là tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các dịch vụ trực tuyến. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã được số hóa. Kịp thời xử lý, điều chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp hoặc không thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử.

Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư đang được rà soát, làm sạch và đồng bộ. Chỉ cần lên hệ thống thì mọi thông tin, dữ liệu của công dân cơ bản đầy đủ, cơ quan chức năng của chính quyền các địa phương triển khai sáp nhập, sắp xếp sau bỏ cấp huyện có thể khai thác để điều chỉnh cho người dân, doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để phát huy hiệu quả việc số hóa trong hoạt động hành chính. Chính quyền mới sau sáp nhập, bỏ huyện nên lập hồ sơ mới cho công dân trên cơ sở dữ liệu có sẵn, tự động thay đổi, người dân, doanh nghiệp chỉ đến khai thác, điều chỉnh và trích xuất khi cần thiết thay vì phải giấy tờ, thủ tục đi lại như hiện nay. "Tôi nghĩ đây cũng là giải pháp quan trọng và khả thi để việc bỏ đi chính quyền cấp huyện sẽ giảm thiểu ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sản xuất và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp", ông Lê Văn Cương, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đề xuất.

Trăn trở của người dân, doanh nghiệp khi bỏ cấp huyện, nhập tỉnh, nhập xã là điều không tránh khỏi. Làm như thế nào để Nhân dân đồng thuận, tránh sai sót để các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc cũng là điều cần phải quan tâm. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: tinh gọn bộ máy là việc cấp bách, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước, quyết tâm nhưng cũng phải khoa học và chắc chắn. Phải có "liều thuốc đủ mạnh" để trị căn bệnh cán bộ làm việc máy móc; nhũng nhiễu, hành dân, hành doanh nghiệp, có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, sợ trách nhiệm…

Liều thuốc đủ mạnh như ý của người đứng đầu Đảng ta là phải tháo gỡ trước hết, trên hết “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, làm cho rõ “trách nhiệm thuộc về ai”, chỉ khi rõ trách nhiệm thì mới trị được căn bệnh hành dân, hành doanh nghiệp, đổ lỗi, sợ trách nhiệm... Theo đó, sau khi bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã, cấp tỉnh, việc sửa đổi Hiến pháp, luật cần bám sát phương châm “hướng về cơ sở”, phân quyền mạnh mẽ, giao thực quyền cho cấp xã. Khi cơ chế "song trùng trực thuộc" bị bỏ thì chính quyền cấp xã phải được trao quyền tự quyết rõ ràng hơn trong các lĩnh vực như cấp phép kinh doanh, quản lý đất đai, an sinh xã hội và giải quyết tranh chấp dân sự. Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân, doanh nghiệp mà chính quyền cấp huyện hiện nay đang thực thi nên phân quyền cho xã để tiếp nối mạch nguồn, tránh gián đoạn và cũng tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức không phải đi lại xa xôi khi phải lên tỉnh.

Đồng thời, cần quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là đối với các cụm xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đẩy mạnh mô hình “bình dân học vụ số” để nhà nhà, người người có thể sử dụng các thiết bị thông minh giao dịch hồ sơ, TTHC trực tuyến. Một khi hạ tầng số được tăng cường, hoàn thiện hệ thống dữ liệu kết nối thông suốt, việc thực hiện thủ tục toàn trình từ Trung ương, tỉnh đến xã không có gì là không thể thực hiện, người dân cũng không phải trăn trở “vo áo trái bưởi” lặn lội cả ngày lên xã mới để giải quyết hồ sơ, giấy tờ.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cán bộ Đoàn và lực lượng công an hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID
Khoa học - Công nghệ

Cú hích để đất nước vươn mình

Trong thời đại công nghệ số, "Bình dân học vụ số" được kỳ vọng mang đến cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân, từ thành thị đến nông thôn, từ người trẻ đến người già. Đây chính là chìa khóa nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đà cho đất nước vươn mình mạnh mẽ.