Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bài 1: Đích đến là hạnh phúc của người dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của Nhân dân làm thước đo hiệu quả, căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những yêu cầu cấp bách đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: sắp xếp, tinh gọn bộ máy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân. Trong lộ trình sắp xếp ấy, đích đến của việc bỏ chính quyền cấp huyện chính là hạnh phúc của Nhân dân.

Tiết kiệm kinh phí cho dân

Báo cáo tổng kết việc thực thi Nghị quyết số 18-NQ/TW chỉ ra rằng “chi thường xuyên cho bộ máy chiếm tới gần 70% tổng chi ngân sách nhà nước (trong khi con số này ở nhiều nước chỉ khoảng 48 - 50%). Nguồn chi cho bộ máy nhà nước đã chiếm tới 2/3 tổng chi ngân sách, không còn đủ nguồn lực để đầu tư phát triển, an sinh xã hội... Tính đến ngày 1.2.2025, Việt Nam có tổng 696 đơn vị hành chính cấp huyện. Tính chung bình quân mỗi năm, ngân sách phục vụ cho chính quyền một huyện từ 500 - 1.000 tỷ đồng sẽ tiết kiệm được 348.000 - 696.000 tỷ đồng/năm. Đây là con số không hề nhỏ, đủ nguồn lực để hỗ trợ cho chính quyền cơ sở (cấp xã) và có thêm nguồn lực chi cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Bỏ cấp huyện, tính chung cả nước mỗi năm sẽ tiết kiệm được hàng trăm nghìn tỷ đồng. Người dân chúng tôi tin tưởng ngoài chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9.2025 trở đi), nhiều chính sách an sinh xã hội khác sẽ được Đảng, Nhà nước quan tâm - bà Lê Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định kỳ vọng.

d1.jpg
Cử tri xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh bỏ phiếu về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Ảnh: Lộc Hà

Qua các diễn đàn cho thấy, đại đa số cử tri và người dân phấn khởi tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương bỏ cấp hành chính cấp huyện. Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ rõ trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”: tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ… Việc tách - nhập đơn vị hành chính là chuyện bình thường tại các quốc gia trên thế giới cũng như trong nước nhằm thích ứng với thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, bỏ đi một cấp hành chính thì từ khi giành độc lập (sau Cách mạng tháng 8.1945) đến nay chưa có tiền lệ trong thực tiễn ở Việt Nam. Về mặt chủ trương, người dân đồng lòng, tin tưởng ủng hộ bởi trong giai đoạn hiện nay, việc tồn tại cấp hành chính trung gian không còn phù hợp nữa. Nhất là khi một phương thức sản xuất mới đã được hình thành đó chính là phương thức sản xuất số.

Chúng tôi đồng tình ủng hộ và tin tưởng rằng chủ trương bỏ cấp chính quyền cấp huyện sẽ thành công tốt đẹp, tháo “điểm nghẽn” cho công tác quản lý hành chính nhà nước, khắc phục các hạn chế như người đứng đầu Đảng ta đã chỉ ra. Đặc biệt, bỏ đi cấp trung gian thì mặt được dễ thấy ngay là tiết kiệm hàng nghìn tỷ cho ngân sách. Tiền ngân sách suy cho cùng là tiền của dân. Chúng tôi cũng mong muốn đồng tiền của mình sẽ được sử dụng “hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, tránh tham nhũng, lãng phí - ông Đoàn Nguyễn Xuân Linh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh khẳng định.

Hướng mạnh về cơ sở

Phương châm “hướng mạnh về cơ sở” từ lâu đã không còn bó gọn trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội mà ngay trong hoạt động của Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương rất rõ ràng. Đặc biệt, mới đây nhất, phương châm này chính là tinh thần làm luật được Quốc hội thực hiện rõ nét tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua. Các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thể hiện rất rõ phương châm “hướng mạnh về cơ sở”, tạo hành lang pháp lý để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Việc bỏ cấp chính quyền cấp huyện cũng là một giải pháp thực hiện phương châm “hướng mạnh về cơ sở”, bỏ cấp trung gian.

Ngay từ đầu, Tổng Bí thư đã chỉ đạo rất rõ ràng: "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm." Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín là một minh chứng điển hình. Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa qua chủ trương bỏ cấp huyện cũng là giải pháp hiện thực hóa phương châm chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân: hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở. Hy vọng sau khi bỏ cấp huyện, HĐND cấp xã sẽ được phân quyền rõ ràng hơn trong việc ban hành các cơ chế, chính sách tổ chức thực thi pháp luật trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân ở địa phương - bà Nguyễn Thị Thùy, Phó Trưởng ban Kinh tế - Xã hội, HĐND huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh chia sẻ.

Theo Trưởng phòng Tư pháp UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Lê Hồng Hạnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo rõ quyết tâm: đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ". Trong “5 rõ” đó thì “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả” rất dễ chỉ mặt, điểm tên. Tuy nhiên, để “rõ trách nhiệm” thì rất khó, bởi đây là vấn đề liên quan đến khâu thể chế. Trong khi thể chế lại là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Sau khi Hiến pháp được sửa đổi, cần nhất là rà soát cụ thể quy định của luật, hướng dẫn liên quan để điều chỉnh kịp thời, tạo tiền đề pháp lý cho chính quyền xã có cơ chế chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, bảo đảm sự tương tác, trách nhiệm rõ ràng giữa các chủ thể trong việc phân quyền, phân cấp và ủy quyền.

Kỳ vọng về một chính quyền gần dân, hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả đã, đang và sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa khi thực hiện lộ trình sáp nhập tỉnh, bỏ huyện, sáp nhập xã. Ngoài sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn về ngân sách để phát triển, sâu xa nhất đó chính là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Sau sắp xếp sẽ có một đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được đào tạo bài bản, đáp ứng phương thức sản xuất số để phục vụ chuyên nghiệp các nhu cầu của người dân, tổ chức. Đi kèm với đó, chủ trương hướng mạnh về cơ sở cũng sẽ là điểm cộng rút ngắn quãng đường của chính sách từ Trung ương về đến người dân, doanh nghiệp thay vì đi loanh quanh nhiều tầng nấc, nhiều cửa, nhiều đầu mối như “điểm nghẽn” mà người đứng đầu Đảng ta đã chỉ ra.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.