Thực hiện Chương trình OCOP ở Hà Nội

Ba Vì xây dựng sản phẩm OCOP thành thương hiệu mạnh

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội có điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm OCOP từ chính nguồn nông sản và thế mạnh của địa phương.

Nâng cao thu nhập cho nông dân

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được TP. Hà Nội tổ chức triển khai từ 2019 đến nay. Thực hiện Chương trình, một trong những mô hình được huyện Ba Vì chú trọng đó là phát triển chăn nuôi gà đồi. Toàn huyện Ba Vì có 180 trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, chăn nuôi gà chiếm tỷ trọng lớn với tổng đàn đạt 5,7 triệu con. Các xã như Cẩm Lĩnh, Thụy An, Ba Trại, Cam Thượng… là những địa phương điển hình với số lượng đàn gà từ 2.000 - 10.000 con/trang trại. Hàng năm, sản lượng gà xuất chuồng đạt hàng chục nghìn tấn, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Sản phẩm sữa huyện Ba Vì tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Ảnh: Mai Phương
Sản phẩm sữa huyện Ba Vì tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Ảnh: Mai Phương

Gà đồi Ba Vì quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; được tiêu thụ qua các chuỗi siêu thị lớn và cửa hàng thực phẩm an toàn. Các hợp tác xã và Hội chăn nuôi trên địa bàn cũng đóng vai trò kết nối, giúp người dân ký kết hợp đồng tiêu thụ, với giá ổn định từ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Trong đó, gà ủ muối Ba Vì đã trở thành sản phẩm OCOP nổi bật nhờ quy trình chế biến bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Cùng với gà đồi, các sản phẩm về sữa cũng được địa phương chú trọng phát triển. Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì Lê Hoàng Vinh cho biết: Công ty đang sản xuất khoảng 20 loại sản phẩm khác nhau, thuộc 8 dòng sản phẩm chính. Các sản phẩm của Công ty được sản xuất và quản lý đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất. Toàn bộ hệ thống vận hành được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2005. Hiện Công ty có 11 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, tiêu thụ khắp cả nước, nhất là tại các điểm du lịch. Hiện, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì đang hỗ trợ thu mua sữa cho 200 hộ dân, giúp nông dân nuôi bò sữa có thu nhập ổn định.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Nguyễn Giáp Đông cho biết: đến nay, toàn huyện Ba Vì có 186 sản phẩm của 50 đơn vị tham gia được công nhận đạt từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm được công nhận chủ yếu là sữa tươi, sản phẩm chế biến từ sữa, gà đồi, thịt, giò đà điểu, rau các loại, khoai lang, miến dong, các sản phẩm chế biến từ làng nghề thuốc nam… Thời gian qua, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, huyện tập trung xúc tiến thương mại và chuyển đổi số; tổ chức hội chợ, phiên chợ nông sản, đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Hoạt động livestream bán hàng qua TikTok và mạng xã hội cũng được triển khai, giúp nông sản Ba Vì tiếp cận người tiêu dùng rộng rãi hơn. Không dừng lại ở việc tăng lượng sản phẩm OCOP, huyện còn tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động quảng bá trên nền tảng số để thu hút khách hàng từ mọi miền Tổ quốc.

Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ chủ thể OCOP

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn. Có được kết quả này là nhờ huyện đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm. Từ sự hỗ trợ đó, các chủ thể quan tâm hơn về kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng.

Để hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm OCOP, huyện đã phát triển 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đồng thời thường xuyên phối hợp cùng Văn phòng Nông thôn mới TP. Hà Nội tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP. Thông qua hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP các quận, huyện của thành phố và các địa phương trong cả nước. Cùng với đó, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đơn vị kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, để người tiêu dùng thủ đô, trong nước và huyện Ba Vì nhận diện thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Bên cạnh hỗ trợ, hướng dẫn và đào tạo đối với các chủ thể OCOP, UBND huyện đã thành lập Câu lạc bộ OCOP huyện Ba Vì với 34 thành viên, là nơi kết nối thành viên, hỗ trợ giải quyết khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Trần Quang Khuyên: việc thành lập và ra mắt Câu lạc bộ OCOP huyện Ba Vì nhằm phát triển sản phẩm chủ lực của huyện, tạo diễn đàn cho hộ sản xuất kinh doanh giỏi, HTX, chủ doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Địa phương

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia
Trên đường phát triển

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Dự kiến sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thành một đơn vị hành chính mới mang tên Khánh Hòa mở ra cơ hội phát triển đột phá. Với định hướng chiến lược dựa trên ba trụ cột kinh tế là công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và năng lượng tái tạo, tỉnh Khánh Hoà mới kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước và trung tâm năng lượng sạch tầm quốc gia

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện

Ngày 26.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của thành phố trong giai đoạn 1975-2025, đồng thời giao lưu với các nhân vật gắn với các sự kiện, hoạt động này.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.