Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”

Phát triển bền vững; trở thành ngân hàng hiện đại; đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia… là mục tiêu xuyên suốt của Agribank. Để thực hiện, Agribank đã chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc, luôn nhất quán trong quan điểm, hành động cũng như tiên phong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Lấy khách hàng là trung tâm

Agribank có mạng lưới hoạt động rộng khắp trải dài trên mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo với gần 2300 chi nhánh, phòng giao dịch, 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, trên 3700 máy ATM/CDM, gần 24.000 máy POS/EDC và dịch vụ Ngân hàng số - Agribank Digital… phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của hơn 22 triệu khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán, gần 4 triệu khách hàng vay vốn tại Agribank.

agribank-digital-880-9704.jpg
Agribank Digital là một mô hình chi nhánh Ngân hàng thu nhỏ, phù hợp với nhiều địa bàn khác nhau.

Công tác chuyển đổi số tại Agribank được thực hiện theo định hướng "Khách hàng là trung tâm", tăng cường phục vụ khách hàng trên kênh điện tử, mang lại những trải nghiệm tốt nhất trong sử dụng dịch vụ thanh toán trên ứng dụng công nghệ số cho khách hàng. Agribank tập trung phát triển các kênh phân phối hiện đại để phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng, từng bước thích nghi với nền kinh tế số theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Nhờ đó, công tác chuyển đổi số trong hoạt động tại Agribank đã đạt được những kết quả khả quan. Đối với kênh phân phối ATM/CDM và EDC/POS, Agribank đã phát triển hơn 18 triệu thẻ ghi nợ nội địa trên toàn hệ thống, gần 1 triệu thẻ thấu chi, thẻ Lộc Việt tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, các sản phẩm dịch vụ thẻ được mở rộng, đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng và an toàn, góp phần quan trọng trong phát triển mạng lưới thanh toán, hướng tới số hóa toàn bộ dịch vụ thẻ. Dịch vụ thẻ với đầy đủ các chức năng cơ bản như: Đăng ký thông tin khách hàng bằng sinh trắc học khuôn mặt/vân tay; mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ, giao dịch tài chính tại CDM (rút tiền, nạp tiền, chuyển khoản…), giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

rut-tien-bang-can-cuoc-gan-chip-6395.jpg
Agribank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống ATM có khả năng giao dịch rút tiền bằng căn cước công dân

Agribank đã và đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông thôn với sản phẩm thẻ Lộc Việt sử dụng công nghệ tích hợp chức năng của thẻ tín dụng nội địa và thẻ ghi nợ nội địa góp phần thực hiện tốt chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech, trung gian thanh toán, lành mạnh hóa thị trường tín dụng vi mô, góp phần hạn chế nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Nỗ lực phát triển các dịch vụ

Điểm đáng chú ý là thời gian qua, Agribank tiếp tục phát triển và thúc đẩy việc ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia vào hoạt động ngân hàng. Hiện tại, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số của Agribank đã cung cấp cho khách hàng đầy đủ các tiện ích như mở tài khoản, đăng ký các dịch vụ ngân hàng số/ngân hàng điện tử, đăng ký thông tin vay vốn hay đặt lịch hẹn trực tuyến... một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bằng việc xác thực khách hàng dựa trên dữ liệu, thông tin từ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip với Bộ Công an, khách hàng của Agribank có thể yên tâm đăng ký và sử dụng các dịch vụ số một cách thuận tiện, an toàn, hiệu quả mà không phải lo lắng về các rủi ro về giả mạo/chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản vào các hành vi phạm pháp trên không gian số.

Agribank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống ATM có khả năng giao dịch rút tiền bằng CCCD, người dùng có tài khoản ngân hàng tại Agribank, không cần thẻ hay điện thoại, vẫn rút được tiền mặt từ cây ATM bằng CCCD gắn chip. Thiết bị sử dụng công nghệ chạm tiếp xúc, đặt CCCD lên máy trong vài giây, thông tin tài khoản, thẻ đã sẵn sàng để thực hiện giao dịch. Việc không cần đưa CCCD vào máy như thẻ ATM truyền thống cũng tránh được rủi ro bị giữ thẻ, tiện lợi và linh hoạt hơn.

anhweb1chuan-3453.jpg
Dịch vụ ngân hàng điện tử Agribank Plus đã có những thay đổi tích cực giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ tiện ích gia tăng khác

Đặc biệt, đối với dịch vụ ngân hàng điện tử Agribank Plus, Agribank đã thực hiện những bước thay đổi tích cực giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ tiện ích gia tăng khác. Phiên bản Agribank Plus được cập nhật mới nhất vào giữa năm 2024 với những điểm mới về giao diện và hệ sinh thái thanh toán tiện ích, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm liền mạch, tiện lợi từ máy tính (PC/laptop) đến các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Agribank Plus được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau với sự đồng nhất tên đăng nhập và mật khẩu, tên đăng nhập cũng chính là số điện thoại khách hàng đăng ký với ngân hàng. Bên cạnh đó, toàn bộ giao diện của Agribank Plus trên trình duyệt web cũng như trên ứng dụng di động được làm mới theo phong cách đơn giản, trẻ trung, thân thiện; hướng tới mục tiêu nâng tầm trải nghiệm của người dùng ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền.

Đối với dịch vụ ngân hàng điện tử Agribank eBanking, Agribank đã nâng cấp và bổ sung nhiều tính năng vượt trội. Ngân hàng điện tử Agribank eBanking được sử dụng đồng bộ trên hai nền tảng Internet Banking và ứng dụng điện thoại Mobile Banking, cung cấp các trải nghiệm thống nhất cho khách hàng trên các thiết bị điện tử như máy tính (PC/laptop) và thiết bị di động (điện thoại/máy tính bảng). Khách hàng chỉ cần duy nhất 1 tên đăng nhập/số điện thoại đăng ký dịch vụ và 1 mật khẩu duy nhất cho dịch vụ eBanking để sử dụng trên tất cả các nền tảng. Khi sử dụng dịch vụ Agribank eBanking, khách hàng sẽ được trải nghiệm các tiện ích tài chính: Chuyển tiền nhanh 24/7, tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, thanh toán dịch vụ hành chính công, thanh toán hóa đơn tự động, nộp BHXH trực tuyến, chuyển tiền theo lô, yêu cầu tra soát trực tuyến…

Với Agribank eBanking, khách hàng có thể thực hiện tất cả các loại giao dịch ngân hàng qua nền tảng trực tuyến ngay tại cơ quan hoặc bất cứ đâu có kết nối internet, tiết kiệm thời gian, không cần đến chi nhánh ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank đã phát triển giải pháp ngân hàng điện tử Agribank Corporate eBanking riêng biệt phục vụ cho phân khúc đối tượng khách hàng tổ chức với những tính năng mới, đảm bảo an toàn nhờ mã hóa, xác thực an toàn và giám sát gian lận. Ngoài ra, Agribank cũng thường xuyên cập nhật các biện pháp an toàn để hỗ trợ khách hàng nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo mật trên môi trường giao dịch trực tuyến.

anh-5221.jpg
Đại diện Agribank nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 cho Nền tảng Agribank Open API

Trong liên kết thanh toán hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, Agribank đã triển khai hệ thống thanh toán hóa đơn tập trung (BillPayment), với gần 7.000 nhà cung cấp dịch vụ, các ví điện tử, công ty fintech, sàn thương mại điện tử, VETC, công ty điện nước, viễn thông… cho phép kết nối toàn bộ các điểm giao dịch Agribank, cung cấp phương tiện thanh toán ngân hàng hiện đại online 24/7 thay cho hình thức thanh toán hóa đơn truyền thống, không cần phải trực tiếp đến điểm cung cấp dịch vụ để chi trả cho nhiều loại hóa đơn hàng tháng. Agribank Billpayment xây dựng trên hệ thống nền tảng mở, khả năng chịu tải lớn trên nền tảng kiến trúc công nghệ mới đa kết nối kể cả đối với những đối tác chưa kết nối online, đồng thời, cung cấp được các kênh thanh toán tài khoản ảo và thanh toán qua mã QR để khách hàng không có tài khoản Agribank vẫn có thể thanh toán các dịch vụ có kết nối với Agribank.

Ưu tiên đầu tư các dự án công nghệ

Cùng với việc phát triển các dịch vụ thanh toán trên kênh số, Agribank ưu tiên đầu tư các dự án công nghệ nhằm nâng cấp hạ tầng các trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng, phát triển các hệ thống ứng dụng phục vụ yêu cầu quản trị điều hành và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, kênh phân phối mới trên cơ sở hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các đối tác có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động là phát huy lợi thế về mạng lưới, đa dạng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nhất là khách hàng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Agribank đã và đang góp phần cùng hệ thống ngân hàng Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.

Với những nỗ lực không ngừng trong quá trình chuyển đổi số, Agribank được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế vinh danh các danh hiệu, giải thưởng uy tín: 9 giải thưởng Sao Khuê cho hệ thống/phần mềm CNTT xuất sắc trong lĩnh vực Tài chính/Ngân hàng từ năm 2016 cho đến nay (Agribank E-Mobile Banking, BillPayment, AgriTax, Thẻ Chip chuẩn EMV, Agribank CDM 24/7, Agribank Payment Hub…); Giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng J.P.Morgan Chase và Wells Fargo trao tặng; nhiều năm liền Agribank trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo đánh giá của Công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance...

Doanh nghiệp

Đại diện lãnh đạo các đơn vị chúc mừng đồng chí Phạm Toàn Vượng
Doanh nghiệp

Tổng giám đốc Phạm Toàn Vượng được giao phụ trách Đảng bộ Agribank

Ngày 11.12.2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng. Theo đó, ông Phạm Toàn Vượng sẽ phụ trách Đảng bộ Agribank cho đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Đảng ủy.

BIDGroup: Vốn “khủng” nhưng nhiều năm báo lãi “lẹt đẹt”, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng, sắp đến hạn thanh toán gốc trái phiếu
Doanh nghiệp

BIDGroup: Vốn “khủng” nhưng nhiều năm báo lãi “lẹt đẹt”, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng, sắp đến hạn thanh toán gốc trái phiếu

Tính đến thời điểm 30.6.2024, vốn chủ sở hữu của BIDGROUP là 1.638 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,77 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 2.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 330 tỷ đồng.

Tập trung đẩy nhanh các dự án điện 110kV trên địa bàn Thái Bình và Hưng Yên
Doanh nghiệp

Tập trung đẩy nhanh các dự án điện 110kV trên địa bàn Thái Bình và Hưng Yên

Vừa qua, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC Trần Minh Dũng cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ các dự án điện 110kV trên địa bàn tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Cùng tham dự có: đại diện các Ban chuyên môn, Ban Quản lý dự án lưới điện (BA1), Ban Quản lý Phát triển điện lực (BA2), PC Thái Bình, PC Hưng Yên và đơn vị thi công.

Công ty U&I liên tiếp dính lùm xùm gian lận hồ sơ, vẫn trúng thầu hơn 205 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu
Kinh tế

Công ty U&I liên tiếp dính lùm xùm gian lận hồ sơ, vẫn trúng thầu hơn 205 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu

UBND TP. Vũng Tàu vừa phê duyệt cho Công ty CP Xây dựng U&I trúng gói thầu số 08 Xây lắp và thiết bị thuộc Dự án Chung cư tái định cư tại khu tái định cư phường Thắng Nhất, với giá trị hơn 205 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhà thầu này vừa liên tiếp dính lùm xùm gian lận bằng cấp tại các gói thầu ở TP. Cần Thơ và Vũng Tàu.

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"
Doanh nghiệp

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"

Ngày 29.11.2024, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) tiếp tục được xướng tên trong Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam (CSI 100) - do Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan High-Tech Materials đạt danh hiệu này, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tích hợp các tiêu chuẩn bền vững vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện
Doanh nghiệp

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện

Không chỉ kinh doanh kém sắc, Tập đoàn Mai Linh còn nợ bảo hiểm của người lao động trong thời gian dài. Theo số liệu của Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 10.2024, Tập đoàn Mai Linh đã 10 tháng chưa đóng bảo hiểm cho người lao động với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Prudential Việt Nam giữ vững vị thế doanh nghiệp bền vững và kinh doanh có trách nhiệm
Doanh nghiệp

Prudential Việt Nam giữ vững vị thế doanh nghiệp bền vững và kinh doanh có trách nhiệm

Cuối tháng 11 vừa qua, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và có những đóng góp tích cực cho cuộc sống của cộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

F88 được chứng nhận doanh nghiệp ESG bền vững
Doanh nghiệp

F88 được chứng nhận doanh nghiệp ESG bền vững

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 đã được Synesgy chấm điểm ESG ở loại A, mức điểm cao nhất đánh giá mức độ tuân thủ của một công ty với các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị. Điểm A trên thang điểm của Synesgy cho thấy hoạt động của F88 đang ở “mức bền vững xuất sắc”.

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử
Doanh nghiệp

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành Ngân hàng đầu tiên kết nối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử. Kết nối bắt đầu triển khai từ ngày 05.12.2024, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng; góp phần tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính công, thúc đẩy nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ.

LPBank là nhà tài trợ kim cương cho cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống – Data for Life 2024”.
Doanh nghiệp

LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024

Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.