Nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi ích của người lao động. Vì thế, nếu quy định như Khoản 2, Điều 75 của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) là nội dung thỏa ước không trái với quy định của pháp luật thì có thể dẫn đến 2 khả năng:
Một là, người sử dụng lao động chủ động đề xuất với tổ chức đại diện người lao động thương lượng, nếu đại diện người lao động từ chối thì sẽ vi phạm. Nếu 2 bên tổ chức thương lượng mà thương lượng không thành thì đây sẽ là loại tranh chấp lao động về quyền hay lợi ích, trong khi nội dung thương lượng là lợi ích. Hai là, nội dung của thỏa ước lao động tập thể được ký kết là nội dung của quy định pháp luật, sẽ không có tác dụng trong việc khuyến khích người lao động hoặc đại diện người lao động thương lượng.
Về việc lấy ý kiến phê chuẩn công ước lao động tại Điều 76, không nên quy định duy nhất một hình thức là phê chuẩn bằng phiếu kín mà đề nghị quy định hình thức bằng phiếu kín hoặc hình thức phù hợp khác do tổ chức đại diện người lao động quyết định.
Vấn đề tranh chấp lao động tập thể và đình công, tôi thống nhất với phương án mở ra nhiều con đường giải quyết tranh chấp lao động để các bên có quyền lựa chọn cách phù hợp, người lao động và tổ chức công đoàn có thể tổ chức đình công mà không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải, trọng tài như quy định hiện hành.
Tôi cũng đồng ý với việc thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động của hội đồng trọng tài lao động của cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài là một thiết chế tài phán có thẩm quyền ra phán quyết và phán quyết có giá trị bắt buộc mỗi bên phải thực hành. Tuy nhiên, cần tổ chức hội đồng trọng tài theo hướng là cơ quan hoạt động chuyên trách, có bố trí biên chế và có trọng tài chuyên trách. Bên cạnh đó, cần bổ sung nguyên tắc giải quyết tranh chấp của người lao động đan xen về quyền và lợi ích vì hiện nay, tranh chấp lao động tập thể đan xen về quyền và lợi ích chiếm tỷ lệ đến 75% số tranh chấp lao động tập thể. Cần tách rõ tranh chấp về quyền và lợi ích, phải dựa trên các nguyên tắc quy định của luật. Đề nghị bổ sung quy định hành động tập thể của người lao động để phản đối vi phạm pháp luật lao động, vi phạm các cam kết thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp. Đây là hình thức nêu ý kiến của tập thể lao động, phản đối vi phạm quyền của người lao động và cũng là hình thức tổ chức công đoàn thực hiện rõ vai trò của mình.
Bên cạnh đó, tôi đề nghị quy định số lượng hòa giải viên chuyên trách, trong dự thảo Bộ luật chưa có vấn đề này. Theo đó, mỗi tỉnh thành lập từ 1 - 3 hòa giải viên chuyên trách, căn cứ vào tình hình của từng địa phương, vì đây chính là khâu quan trọng để giải quyết tranh chấp từ đầu. Hòa giải viên chuyên trách sẽ giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, giảm các vụ việc chuyển lên hội đồng trọng tài và tòa án. Đồng thời, rút ngắn thời gian giải quyết hòa giải viên xuống còn 3 ngày thay vì 5 ngày như như dự thảo Bộ luật; rút ngắn thời gian thành lập ban trọng tài còn 3 ngày thay vì 7 ngày như trong dự thảo Bộ luật; rút ngắn thời gian giải quyết của ban trọng tài xuống 15 ngày (dự thảo Bộ luật là 30 ngày). Như vậy, tổng thời gian giải quyết tranh chấp lao động đề nghị rút ngắn còn 21 ngày, không nên kéo dài vì đây là những vụ việc liên quan đến việc làm hàng ngày của người lao động.
ĐBQH Nguyễn Thanh Hải <i>(Tiền Giang)</i><br>N. Bình ghi
Chiều 14.2, tiếp tục Phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.
Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…
Chiều 21.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.
Sáng 21.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.
Chiều 11.1, ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khoá XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo về kết quả Kỳ họp tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội.