Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt

Vừa qua, hệ thống nhận diện khuôn mặt - Viettel eKYC của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nhận chứng chỉ quốc tế ISO 30107-3 về nhận diện khuôn mặt (FaceID) cấp độ 2. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam nhận được chứng chỉ cấp độ 2, cũng là cấp độ cao nhất.

Hệ thống sinh trắc học Viettel eKYC (xác thực khách hàng điện tử) do Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) phát triển được kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ bởi Tayllorcox, một trong những tổ chức cấp chứng chỉ ISO hàng đầu thế giới.

Theo đánh giá, Viettel eKYC được đánh giá đạt độ chính xác tuyệt đối trước các hình thức giả mạo 2D và 3D, hoàn toàn không nhầm lẫn giữa khuôn mặt người dùng và các hình thức giả mạo, bảo đảm an toàn chống giả mạo sinh trắc khuôn mặt.

Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt -0
Hệ thống sinh trắc học Viettel eKYC phát hiện tuyệt đối các hành vi gian lận bằng giả mạo khuôn mặt 2D, 3D. Ảnh: Viettel

Ở cấp độ 1, các hệ thống sinh trắc học có thể phát hiện các trường hợp giả mạo dạng cơ bản 2D như chụp khuôn mặt gián tiếp qua màn hình, khuôn mặt in trên giấy, khuôn mặt in trên thẻ… Trong khi đó, các hệ thống sinh trắc học đạt cấp độ 2 như Viettel eKYC có khả năng phát hiện các trường hợp gian lận tinh vi hơn ở dạng 3D như mặt nạ silicon, khuôn mặt tái tạo bằng máy scan chuyên dụng, video deepfake (giả mạo)… và sẵn sàng đối phó với những trường hợp gian lận sinh trắc học có độ phức tạp cao.

Viettel eKYC đã vượt qua khoảng 3.000 lần kiểm thử bằng cách "làm giả" bởi một trong các hình thức tái tạo khuôn mặt 2D hoặc 3D có quyền truy cập hệ thống. Theo kết quả đo kiểm của Tayllorcox, tỷ lệ sai số của Viettel eKYC là 0%, tốt hơn so với sai số 1% mà tiêu chuẩn cho phép, đồng thời cũng không gặp phải trường hợp từ chối người dùng thật.

"Viettel cam kết nghiên cứu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực AI để giúp các doanh nghiệp và người dân tiếp cận những giải pháp hữu ích, trong đó có xác thực và định danh khách hàng điện tử - dịch vụ quan trọng được sử dụng trong nhiều dịch vụ số", ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel AI cho biết.

Viettel là đối tác chính thức của Bộ Công an trong cung cấp dịch vụ xác thực CCCD gắn chip. Viettel eKYC kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về CCCD trong quá trình xác thực và định danh điện tử, tự động kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn tất cả các trường hợp giả mạo hoặc gian lận sinh trắc học chỉ trong vài giây với độ chính xác cao.

Viettel eKYC đang được ứng dụng trong nhiều nghiệp vụ như cấp phát chữ ký số; ký kết hợp đồng điện tử; chấm công bằng khuôn mặt; kiểm soát an ninh bằng khuôn mặt; mở tài khoản, phát hành thẻ, thẩm định khoản vay cho nhiều ngân hàng; kiểm soát gian lận, lừa đảo trong tín dụng; định danh khách hàng, xác thực khách hàng trong bảo hiểm và viễn thông…

Từ năm 2020 đến nay, dịch vụ xác thực và định danh điện tử Viettel eKYC đã được tích hợp trên hệ thống của nhiều doanh nghiệp giúp cắt giảm trên 80% giấy tờ và tiết kiệm đến trên 70% thời gian để hoàn thành các thủ tục. Viettel eKYC cũng là nền tảng xác thực sinh trắc học đằng sau ứng dụng Viettel Money, giúp hơn 25 triệu khách hàng giao dịch tài chính an toàn.

Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.