Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G

Tại Hà Nội, Cục Viễn Thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ trao Chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R cho Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ Cao Viettel (Viettel High Tech). 

Viettel High Tech là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đối với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G: QCVN 128:2021/BTTTT cho thiết bị trạm gốc gNodeB 32T32R và gNodeB 8T8R. Đây là dấu mốc rất quan trọng khẳng định thiết bị của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn quốc gia của Việt Nam, đảm bảo rằng sản phẩm 5G "Made in Vietnam" được sản xuất phù hợp với các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất.

Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G
Viettel High Tech là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đối với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G. Ảnh: Viettel

Viettel hiện có khả năng cung cấp đầy đủ bộ giải pháp cho mạng 5G từ mạng lõi, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập vô tuyến là trạm gốc 5G. Trạm gốc 5G có vị trí quan trọng trong cấu trúc hạ tầng mạng viễn thông, được Viettel High Tech làm chủ toàn bộ phần cứng và phần mềm, toàn trình từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất.

Đến nay, Viettel High Tech đã triển khai hơn 300 trạm gNodeB 8T8R và triển khai 10 trạm gNodeB 32T32R tại 4 tỉnh: Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Các trạm hoạt động ổn định, đảm bảo thông suốt mạng lưới.

Trong hơn một năm qua, Viettel High Tech phối hợp với Cục Viễn thông đánh giá đầy đủ 16 chỉ tiêu vô tuyến theo quy chuẩn. Các chỉ tiêu có trong các Quy chuẩn kỹ thuật trên tương đương với chuẩn quốc tế của ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế), Nhóm hiệp hội viễn thông 3GPP (Dự án đối tác thế hệ thứ 3).

Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G -0
Viettel High Tech phối hợp với Cục Viễn thông đánh giá đầy đủ 16 chỉ tiêu vô tuyến theo quy chuẩn. Ảnh: Viettel

Ngoài ra, Viettel High Tech liên tục điều chỉnh, nâng cấp thiết bị, cập nhật khả năng triển khai trên hệ thống mạng lưới thực. Đây là lý do để Viettel High Tech làm chủ công nghệ lõi mới nhất và tăng tính tuỳ biến khi làm việc với các đối tác quốc tế.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá: "Việc Viettel tự sản xuất thành công trạm gốc 5G không chỉ thể hiện sự tiên phong và năng lực vượt trội của tập đoàn mà còn minh chứng cho khả năng tự chủ về công nghệ của đất nước. Thành quả này là kết tinh của những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển.

Trong bối cảnh thế giới đang tiến bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng là công nghệ 5G, việc sở hữu và làm chủ công nghệ này sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data)".

Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao việc Viettel tự sản xuất thành công trạm gốc 5G. Ảnh: Viettel 

"Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ viễn thông của quốc gia, khẳng định sự trưởng thành và khả năng sáng tạo của ngành viễn thông, đồng thời thúc đẩy quá trình thương mại hóa 5G tại Việt Nam", ông Nguyễn Thành Phúc khẳng định.

Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Viettel High Tech chia sẻ: "Đội ngũ kỹ sư Viettel sống với sản phẩm, chịu trách nhiệm với sản phẩm và sát cánh cùng khách hàng hàng ngày, nên sản phẩm Viettel cải tiến rất nhanh. Đặc biệt, khi mạng lưới gặp sự cố hay các lỗi, Viettel xử lý và khắc phục trong khoảng thời gian ngắn. Đó là lợi thế của người vừa làm chủ, vừa đưa vào sản xuất kinh doanh trong một hệ thống khép kín".

Đại diện Viettel cam kết cùng các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước, cũng như đưa các sản phẩm Made in Vietnam vươn tầm quốc tế.

Hiện tại, Viettel đã có thể sánh vai trong số ít các nhà phát triển toàn cầu từng bước trở thành doanh nghiệp quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G. Năm 2023, Viettel đã triển khai thành công trên mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G sử dụng chipset ASIC của Qualcomm theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên thế giới. Đây là bước đột phá lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn với thế giới bởi thời gian nghiên cứu đến triển khai thành công chỉ trong 8 tháng.

Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G -0
Viettel High Tech đã triển khai hơn 300 trạm gNodeB 8T8R và triển khai 10 trạm gNodeB 32T32R tại 4 tỉnh. Ảnh: Viettel

Từ đó, mở ra cơ hội thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông. Thiết bị 5G của Viettel có khả năng tích hợp chéo với các phần tử mạng của các nhà cung cấp khác nhau và mở ra cơ hội tiết kiệm tới 20% năng lượng tiêu thụ trên mỗi cell của trạm phát sóng.

Năm 2023, Viettel cũng đã xuất khẩu thành công hệ thống Private 5G tại Ấn Độ. Tháng 6.2024, Viettel tiếp tục có hợp đồng 5G thương mại thứ 2 với UTL Group tại thị trường tỷ dân. Hợp đồng này khẳng định sức cạnh tranh của sản phẩm Viettel, đồng thời mở ra kênh tiếp cận với các nhóm khách hàng mới, khách hàng Chính phủ tại nhiều quốc gia.

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.