10 thói quen “vệ sinh giấc ngủ” lành mạnh

Vệ sinh giấc ngủ là việc xây dựng những thói quen lành mạnh hàng ngày, giúp chúng ta có một giấc ngủ sâu vào ban đêm và tinh thần thoải mái vào ban ngày.

Bạn đã bao giờ nhìn chằm chằm lên trần nhà, trằn trọc mãi không ngủ được hoặc đột ngột thức giấc và nghĩ rằng đã đến lúc phải dậy, nhưng thực ra mới là 2 giờ sáng. 

Nếu bạn liên tục trằn trọc như vậy, có lẽ đã đến lúc xem xét tới việc “vệ sinh giấc ngủ” và loại bỏ những thói quen tiêu cực có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình.

Vệ sinh giấc ngủ là gì?

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hygiene) đề cập đến thói quen ngủ lành mạnh. Giữ gìn các thói quen tốt là điều vô cùng cần thiết vì chất lượng giấc ngủ sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như chất lượng cuộc sống nói chung.

Không chỉ trước khi đi ngủ mà các hành vi, thói quen trong ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Lựa chọn thức ăn, đồ uống, lịch trình, thói quen buổi tối và nhiều hoạt động khác đều góp phần tạo ra chất lượng giấc ngủ của bạn.

1. Cố định giờ giấc

Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này giúp “đồng hồ sinh học” của cơ thể được lành mạnh. Hơn nữa, việc duy trì giờ giấc này sẽ tạo ra một thói quen để bạn đi vào giấc ngủ và thức dậy dễ dàng hơn mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng bạn ngủ được từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

2. Thư giãn

Một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể hơn. 

Bạn hãy thử xây dựng một số thói quen như tắm nước ấm, giãn cơ nhẹ nhàng, thiền định, nghe nhạc nhẹ, đọc sách (cố gắng tránh xa các thiết bị điện tử), tránh hoạt động căng thẳng hoặc kích thích quá mức, chẳng hạn như các cuộc trò chuyện tình cảm hay làm việc.

Thời gian tốt nhất để bắt đầu thói quen của bạn là khoảng 30 đến 60 phút trước khi bạn đi ngủ. 

3. Tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Các thiết bị điện tử như điện thoại sẽ phát ra ánh sáng xanh, có thể làm giảm mức melatonin trong cơ thể. Melatonin là một chất hóa học kiểm soát chu kỳ ngủ/thức của bạn. Khi mức độ melatonin giảm xuống, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Nhiều người nghĩ rằng không nhìn vào điện thoại trước giờ đi ngủ là đủ, nhưng để điện thoại gần giường cũng có thể quấy rối giấc ngủ của bạn. Thông báo tin nhắn, tiếng rung và màn hình đột ngột sáng lúc nửa đêm sẽ đánh thức bạn trong giây lát, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn.

4. Tập thể dục thường xuyên

Chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu bạn tập thể dục ngoài trời thường xuyên, điều đó có thể làm tăng thêm lợi ích, vì việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ một cách tự nhiên.

Nhưng nếu bạn không thể ra ngoài, việc tập thể dục trong nhà thường xuyên cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Chỉ cần tránh tập thể dục trong vòng 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ. Bởi lẽ điều này có thể làm tăng mức năng lượng và nhiệt độ cơ thể, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

5. Hạn chế lượng caffeine

Tác dụng của caffeine có thể kéo dài từ 3 đến 7 giờ sau khi bạn tiêu thụ. 

Mỗi người có khả năng dung nạp caffeine khác nhau. Một số người phải sử dụng caffeine liên tục để kích thích sự tỉnh táo trong khi làm việc. Trong khi những người khác có thể cần phải ngừng dung nạp caffeine sớm hơn nhiều để dễ đi vào giấc ngủ.

Nếu không thường xuyên sử dụng các sản phẩm có caffeine, càng tiêu thụ ít caffeine, bạn sẽ càng nhạy cảm với tác dụng của nó.

6. Tạo môi trường ngủ phù hợp 

Một căn phòng mát mẻ, tối và yên tĩnh là điều kiện tuyệt vời giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Đối với hầu hết mọi người, nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng từ 15,6°C và 19,4°C là nhiệt độ tối ưu để ngủ.

Một điều quan trọng nữa là hãy đảm bảo nệm, gối và ga giường thoải mái. Bạn càng cảm thấy thoải mái, bạn càng dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nếu bạn là một người ngủ chập chờn hoặc có những người hàng xóm ồn ào, một cặp nút bịt tai có thể giúp bạn ngủ ngon mà không bị quấy rầy.

7. Chỉ sử dụng giường để ngủ 

Khi bạn có một chiếc giường thoải mái, bạn có thể muốn sử dụng nó để đọc, làm việc, nói chuyện điện thoại, xem TV hoặc các hoạt động khác.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng giường của bạn để ngủ. Điều này giúp củng cố mối liên hệ của não bộ giữa giường và giấc ngủ.

Đọc sách có thể là một phương pháp thư giãn trước khi đi ngủ. Nhưng ngay cả sách cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn nếu tình tiết trong sách quá lôi cuốn khiến não bạn luôn tỉnh táo. Thay vào đó, hãy thử đọc trên ghế trước khi chuyển đến giường để ngủ.

8. Chỉ đi ngủ khi bạn mệt mỏi

Nếu bạn không mệt mỏi, không cảm thấy buồn ngủ, hãy tránh nằm trên giường và trằn trọc. Thay vào đó, hãy thử thực hiện một số hoạt động thư giãn cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, tiêu hao bớt năng lượng.

9. Hạn chế thời gian ngủ trưa 

Ngủ trưa quá nhiều vào ban ngày có thể khiến bạn khó có giấc ngủ sâu vào buổi tối và có thể khiến bạn dễ thức giấc vào ban đêm.

Nếu bạn cần ngủ trưa hãy giới hạn trong 30 phút hoặc ít hơn và tránh ngủ thêm sau đó. 

10. Kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ

Suy nghĩ về những điều khiến bạn lo lắng có thể làm bạn thao thức vào ban đêm. Để giúp ngăn chặn những lo lắng khiến bạn tỉnh táo, hãy thực hiện một số biện pháp như:

- Viết ra những lo lắng của bạn trước khi đi ngủ để giúp loại bỏ chúng ra khỏi đầu.

- Nếu danh sách việc cần làm khiến bạn căng thẳng, hãy viết nó ra. Ưu tiên những gì bạn cần làm vào ngày mai, sau đó cố gắng thư giãn.

- Nghiên cứu cho thấy rằng một chiếc chăn bông dày có thể giúp giảm lo âu và chứng mất ngủ.

- Thử thiền trước khi đi ngủ để giúp tâm trí bạn bình tĩnh hơn.

(Nguồn:https://www.healthline.com)

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.