Nhìn lại năm 2024, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,91%, cao thứ 2 trong 10 năm trở lại đây. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái TRẦN HUY TUẤN khẳng định, tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng “hành trang” trong kỷ nguyên mới, trong đó chú trọng cải cách mạnh mẽ về thể chế để chính sách thực sự trở thành nguồn lực cho sự phát triển.
Đoàn kết, đồng lòng, vượt khó khăn
- Năm 2024 là một năm nhiều thách thức đối với tỉnh Yên Bái, đặc biệt là cơn bão số 3 gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết thúc năm, Yên Bái vẫn giữ ổn định đà tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những thành tựu nổi bật này, thưa ông?
- Yên Bái đã đi qua một năm muôn vàn khó khăn, thách thức, trong đó nguyên nhân chính cơn bão số 3 Yagi đã gây ảnh hưởng nặng nề chưa từng có trong lịch sử 60 năm qua. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và tinh thần đoàn kết của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc, Yên Bái đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,91%, vượt kế hoạch và cao thứ 2 trong 10 năm gần đây, đặc biệt nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng ấn tượng đạt 3,56%. Yên Bái cũng là tỉnh miền núi đầu tiên có 2 huyện đạt nông thôn mới, nâng số xã chuẩn nông thôn mới đạt 77,4%, cao hơn bình quân chung của cả vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cùng với đó, Yên Bái đã hỗ trợ xây dựng hơn 1.400 căn nhà cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,68%, thấp hơn mức bình quân chung của vùng.
Về lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2021 - 2024 đạt 5,22%, đứng thứ hai trong khu vực; nhiều dự án quy mô lớn đã đầu tư như Khu công nghiệp Trấn Yên và Nhà máy nhiên liệu sinh khối Erex Sakura. Thương mại và dịch vụ phát triển vượt bậc, đứng thứ sáu toàn quốc. Du lịch tiếp tục là điểm sáng với nhiều sản phẩm đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội... Những thành tựu phát triển kinh tế kể trên là minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự kiên cường của người dân, đồng hành của doanh nghiệp trong bối cảnh thiên tai, bão lũ trong năm qua.
- Ông có thể chia sẻ thêm về bài học kinh nghiệm trong ứng phó cơn bão Yagi cũng như những quyết sách được Yên Bái ban hành để tái thiết cuộc sống người dân, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội?
- Yên Bái là một trong những tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt hàng năm. Do đó, ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và của các ban, bộ, ngành Trung ương; chủ động theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân. Tuy nhiên, cơn bão số 3 là cơn bão khó lường nhất trong 60 năm qua, tàn phá nặng nề không chỉ đối với Yên Bái mà đối với rất nhiều tỉnh, thành phố.
Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Yên Bái đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 12.575 hộ nghèo, hộ gia đình có người chết, người bị thương nặng do bão số 3; 1.523 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà ở, đảm bảo 100% đối tượng đều có quà Tết. Việc thăm hỏi, tặng quà nhằm động viên, hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình nhân dịp Tết đến, xuân về.
Bí thư Tỉnh ủy TRẦN HUY TUẤN
Để nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân sau bão, Thường trực Tỉnh ủy đã triệu tập nhiều cuộc họp không kể ngày, đêm để ban hành chính sách hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại; xây dựng và sửa chữa hơn 1.500 căn nhà cho các hộ bị ảnh hưởng; dành quỹ đất cho 17 khu tái định cư tập trung và nhiều khu tái định cư xen ghép.
Đặc biệt, đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông tại các vùng bị ảnh hưởng, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống. Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, chia sẻ, giúp mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đầm ấm.
Cải cách mạnh mẽ thể chế
- Năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ với rất nhiều yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn mới, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị hành trang như thế nào trong kỷ nguyên vươn mình, thưa ông?
- Trước tiên, phải khẳng định, tinh thần đoàn kết và ý chí tự lực - tự cường dân tộc luôn là hành trang để tỉnh Yên Bái thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đặc biệt, trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng tôi đã và đang chuẩn bị thêm nhiều hành trang thiết yếu, trong đó, chú trọng cải cách mạnh mẽ về thể chế để cơ chế, chính sách của tỉnh thực sự trở thành nguồn lực cho sự phát triển. Chúng tôi sẽ thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đề án, chính sách của HĐND tỉnh và các quy định của UBND tỉnh để xây dựng bộ chủ trương, chính sách mới nhiệm kỳ 2025 - 2030 cơ bản trong năm 2025, trọng tâm là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, chuyển đổi số.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn tặng quà các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Đức Toàn)
Đặc biệt, tập trung hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ đạo của Trung ương và của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tỉnh Yên Bái xác định đây là cuộc cách mạng lớn, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của năm 2025. Dự kiến đến ngày 30.1.2025, tỉnh Yên Bái sẽ hoàn thành sắp xếp các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của tỉnh; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng quy trình, hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành và tương đương để thực hiện ngay sau khi Trung ương thống nhất, phấn đấu hoàn thành trong tháng 2.2025.
- Bên cạnh cải cách về thể chế, tinh gọn bộ máy thì chống lãng phí cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách được đặt ra trong kỷ nguyên mới. Yên Bái đang thực hiện nhiệm vụ này như thế nào, thưa ông?
- Lãng phí cùng với tham nhũng là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Nó không chỉ làm hao hụt nguồn lực mà còn tạo ra những rào cản trong công cuộc phát triển bền vững. Tại Yên Bái, chúng tôi nhận thức rõ rằng, chống lãng phí phải bắt đầu từ ý thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân. Vì vậy, chúng tôi đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tinh gọn bộ máy và cải cách thể chế cũng là giải pháp để chống lãng phí. Bởi, khi tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối cũng đồng nghĩa với giảm các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách nghị quyết và chỉ thị đều được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, tránh lãng phí. Đây là cách mà chúng tôi thực hiện để từng bước đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển hàng đầu trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
- Năm 2025 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy, xin ông cho biết công tác chuẩn bị cho sự kiện chính trị quan trọng này?
- Nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đặt ra trong năm nay rất nặng nề nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Trước hết, toàn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, khát vọng vươn lên, chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra. Cùng với đó, chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các điều kiện tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030. Theo đó, chúng tôi đã lựa chọn Đại hội điểm cấp cơ sở tại Đảng bộ xã An Thịnh, huyện Văn Yên, thời gian là cuối tháng 2.2025 và Đại hội điểm đảng bộ cấp trên cơ sở tại Đảng bộ huyện Yên Bình, thời gian là đầu tháng 5.2025. Với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc đó, tôi tin tưởng rằng, Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội lần thứ XX Đảng bộ tỉnh sẽ thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, chất lượng, hiệu quả của đảng viên, ngày hội của Nhân dân các dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh cho thấy Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn quyết tâm, quyết liệt phòng, chống thứ “giặc ở trong lòng” theo lời của Bác.
Chiều 16.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Lê Tiến Châu, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành phố Hải Phòng (Ban Chỉ đạo) đã tiến hành Phiên họp thứ 10.
Năm 2025, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ 12 sẽ tổ chức với quy mô cấp thành phố, gắn với kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và dự kiến đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”. Lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động ấn tượng, bùng nổ sắc màu mới.
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ được lấy ý kiến cử tri và trình HĐND tỉnh thông qua. Trong đó, việc lấy ý kiến cử tri là bước quan trọng trong quá trình thực hiện việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp theo quy định.
Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.
Tuần Văn hóa, thể thao, du lịch và Chương trình khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” hứa hẹn mang đến chuỗi hoạt động, tôn vinh văn hóa trà và quảng bá tiềm năng du lịch đặc sắc của địa phương.
Bà Rịa – Vũng Tàu đã chính thức vận hành hệ thống kết nối dữ liệu công chứng và đất đai, giúp người dân không cần nộp bản sao hợp đồng mua bán khi làm thủ tục sang tên, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi yêu cầu ngoài việc bố trí phương tiện di chuyển, đưa đón thì cần rà soát cơ sở vật chất, bảo đảm nơi ăn, ở cho cán bộ, đảng viên tỉnh Kon Tum khi về trung tâm chính trị, hành chính tỉnh Quảng Ngãi công tác.
Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.
Tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (16.4.1975 - 16.4.2025), hướng tới 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
Công tác bảo dưỡng hệ thống máy xổ số được Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Long An thực hiện định kỳ theo quy định, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quay số mở thưởng.
50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.
Ngày 15.4, tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Ngày 15.4, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, địa phương sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh vào ngày 19.4.
Tỉnh ủy Bến Tre thống nhất phương án sắp xếp giảm từ 148 xã, phường, thị trấn hiện nay xuống còn 48 xã, phường (giảm 100 đơn vị hành chính), trong đó có 43 xã, 5 phường, đạt tỷ lệ 67,56%.
Sáng 15.4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống; chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhằm trao đổi kinh nghiệm, thống nhất phương hướng tổ chức, triển khai nhiệm vụ sau hợp nhất tổ chức bộ máy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên và Đắk Lắk đã có chương trình làm việc tại TP. Tuy Hòa.
Tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để trong suốt 50 năm qua, thành phố không ngừng đổi mới, kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.