ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình):

Tạo công bằng trong hoạt động của toà án các tỉnh

Chiều nay, 9.11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng: cần quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ đối với các đối tượng yếu thế; có quy định tạo công bằng trong hoạt động của toà án các tỉnh, thành trên cả nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngành toà án.

Tổ chức hiệu quả TAND sơ thẩm chuyên biệt

Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc, qua 8 năm thi hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân (TAND), bên cạnh những kết quả đạt được, Luật cũng đã cho thấy những vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý. Do vậy, việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp và bố trí các điều kiện bảo đảm để các Tòa án hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp -0
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hoà Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trên cơ sở tổng kết kết quả triển khai thực hiện Luật, dự án Luật lần này đã bổ sung nhiều vấn đề qua thực tiễn còn vướng mắc; đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay với sự gia tăng của phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi thẩm phán phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kiến thức, thường xuyên được đào tạo thu thập chứng cứ, xét xử các vụ án, bảo đảm đúng người, đúng tội. Do vậy, việc Chính phủ đưa ra quy định thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt trong dự thảo Luật là cần thiết.

Tuy nhiên, theo đại biểu, trong thực tế không phải khu vực nào cũng có vụ việc này xảy ra. Do vậy, việc thành lập mới các TAND sơ thẩm chuyên biệt trong dự thảo chưa quy định rõ việc thành lập ở các địa phương và khu vực nào, mà chỉ quy định có thành lập và thẩm quyền thành lập do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao, trên cơ sở đề xuất của TAND cấp cao. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát từ thực tiễn, cân nhắc xem nên thành lập ở khu vực, cụm nào và thành lập mấy tòa án chuyên biệt trên cả nước để tập trung giải quyết những vụ án khó, mang tính chất chuyên ngành, đòi hỏi kỹ thuật cũng như chuyên môn cao của thẩm phán.

Đặc biệt phải có đánh giá kỹ lưỡng để khi thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt sẽ giải quyết được những khó khăn hiện nay mà các tỉnh chưa đáp ứng được, cũng như tránh lãng phí nguồn lực thực hiện.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp -0
ĐBQH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ chiều 9.11. Ảnh: Lâm Hiển

Giúp việc xét xử khách quan, công tâm

Cũng theo đại biểu Ngọc, dự thảo Luật lần này đã sửa đổi theo hướng quy định rõ “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết tất cả vụ việc mà chỉ hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội để thu thập chứng cứ trong các vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật”. Mặc dù những quy định trên là phù hợp, nhưng để phân quyền và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong quy trình tố tụng, nên quy định rõ Tòa án chỉ có trách nhiệm thu thập chứng cứ hỗ trợ trong trường hợp có tình huống là các đối tượng yếu thế không thể tự thu thập chứng cứ và bảo vệ quyền lợi. Điều này giúp việc xét xử khách quan, công tâm, đúng người, đúng tội.

Liên quan đến việc đổi tên TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng: Tại điểm c, d khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật quy định tổ chức của TAND gồm: TAND phúc thẩm, TAND sơ thẩm và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND phúc thẩm, sơ thẩm tại điều khoản chuyển tiếp (điểm b, khoản 1, Điều 153). Đại biểu cho rằng: trước những thách thức đặt ra trong công tác cải cách tư pháp thì việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế đổi mới hoạt động của TAND cấp tỉnh, cấp huyện là hết sức cần thiết. Bởi, báo cáo tổng kết thi hành Luật chỉ rõ, hiện nay Tòa án cấp huyện là nơi giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 90% vụ việc phải giải quyết của Tòa án nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp để xét xử có chất lượng là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, cần làm rõ việc thay đổi tên gọi của các TAND cấp tỉnh, cấp huyện có thúc đẩy được quá trình độc lập khi xét xử hay không. Bởi, thực tế, chúng ta đang thực hiện ở cấp huyện là xét xử sơ thẩm và ở cấp tỉnh đang có cả những vụ việc xét xử sơ thẩm. Do vậy việc đổi tên như vậy cần đánh giá kỹ lưỡng.

Hiện cả nước có 710 TAND cấp huyện, việc thay đổi sẽ gây ra những tác động, xáo trộn trực tiếp đến hệ thống pháp luật liên quan trong lĩnh vực tư pháp, đồng thời gây lãng phí tốn kém ngân sách nhà nước khi phải thay đổi biển tên, con dấu, trụ sở và nhiều vấn đề khác liên quan đến TAND. Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ việc có tác động khi quyết định việc đổi tên hay không, bảo đảm tránh lãng phí, nâng cao đổi mới chất lượng hiệu quả hoạt động công tác xét xử”, đại biểu Ngọc đề nghị.

Quy định rõ về số lượng Thẩm phán

ĐBQH Đặng Bích Ngọc cho biết: Báo cáo tổng kết thi hành Luật cũng như qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương cho thấy những bất cập trong việc quy định 4 ngạch Thẩm phán như hiện nay (Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán Cao cấp, Trung cấp, Sơ cấp). Trong đó, TAND cấp tỉnh có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp nhưng không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán sơ cấp công tác tại Tòa án này nên thực tế các Tòa án cấp tỉnh cũng không được bố trí Thẩm phán sơ cấp, công chức Tòa án cấp tỉnh muốn được bổ nhiệm Thẩm phán thì buộc phải về các Tòa án cấp huyện công tác.

​​Theo đó, đại biểu nhất trí với việc dự thảo đã sửa đổi, quy định chỉ có 2 ngạch Thẩm phán và tương ứng với 2 bậc đối với Thẩm phán TAND tối cao, 9 bậc đối với Thẩm phán để giải quyết những bất cập hiện nay về ngạch, bậc và tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí, sắp xếp, điều động Thẩm phán. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 4, Điều 92 quy định “Thời gian giữ bậc Thẩm phán do UBTVQH quy định theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao” và khoản 5 Điều này quy định “Số lượng Thẩm phán, bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định”, đề nghị bổ sung quy định rõ về số lượng Thẩm phán (cụ thể theo bậc Thẩm phán) trong tổ chức bộ máy của các TAND. Đồng thời, nghiên cứu quy định hợp lý về thời gian giữ bậc, để tạo công tác cho các Thẩm phán, tránh tình trạng nhiều trường hợp Thẩm phán đến khi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa được nâng bậc lương cuối cùng.

“Qua khảo sát thực tế tại Tòa án liên quan đến dự thảo Luật hiện nay việc bổ nhiệm còn khó khăn nên mong rằng, trên tinh thần đã có nhiều quy định bổ sung của dự thảo Luật lần này và từ những vướng mắc ở cơ sở sẽ có rà soát và tính toán kỹ lưỡng”, đại biểu Ngọc chia sẻ.

Liên quan đến xây dựng Tòa án điện tử, dự án Luật đã quy định điều 149 là bổ sung những điều mới về xây dựng tòa án điện tử. Dẫn chứng từ thực tế, đại biểu Đặng Bích Ngọc mong muốn: dự án Luật sẽ đưa ra được cơ chế để tạo thuận lợi cho các tỉnh có điều kiện thực hiện. Mặt khác, cần xem xét đánh giá, có quy định tạo công bằng trong hoạt động hệ thống của tòa án các tỉnh trên cả nước để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngành tòa án.

Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.