Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư các dự án cao tốc

Thảo luận tại Hội trường sáng 2.11 về kết quả sau 3 năm thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Trưởng Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến nhận định, nếu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và cả giai đoạn tiếp theo được triển khai tốt sẽ thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó GDP sẽ cao hơn 5% mục tiêu Chính phủ phấn đấu. 

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc  -0
ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu tại Hội trường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, giai đoạn 2021-2025, triển khai Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ đã giao khoảng 90% tổng mức vốn được Quốc hội cho phép và phân bổ, từ năm 2021 đến năm 2023 giải ngân được 59%. Tuy nhiên, số vốn còn lại của đầu tư công trung hạn tạo áp lực rất lớn trong năm 2024 và năm 2025. Trong năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 51,38%. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, Chính phủ đã quyết liệt và Quốc hội tạo nhiều điều kiện để cho các cấp, ngành thực hiện, về tỷ lệ và tỷ trọng vẫn cao hơn năm 2022. 

Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, Chính phủ và các bộ, ngành cần tăng cường hơn nữa công tác phân bổ cũng như giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, cụ thể là năm 2024 và năm 2025- đại biểu kiến nghị.

Về việc tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc như Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ và một số dự án khác, đại biểu cho biết: theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nếu chi không hết trong năm thì ngân sách phải thu hồi. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay, các dự án đường cao tốc đang được xây dựng cũng rất thuận lợi, bảo đảm cơ bản về tiến độ. Nếu thu hồi lại thì các đường này sẽ gặp khó khăn trong nguồn vốn, phải làm lại các thủ tục để lấy nguồn vốn khác để đầu tư. Do vậy, đại biểu kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài tăng thu, tiết kiệm chi khoảng 13.000 tỷ cho các đường cao tốc này để tiếp tục thực hiện.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc  -0
ĐBQH Nguyễn Thị Yến kiến nghị xem xét lại việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của địa phương có dầu khí, than đá và điện

Đối với các tỉnh có dầu khí, than đá và điện, Trưởng Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của địa phương. Cụ thể như Bà Rịa Vũng Tàu, nếu tính tăng trưởng GRDP chung tất cả nguồn lực mà không phân ra là GRDP có tính dầu khí và GRDP không tính dầu khí sẽ không đánh giá đúng bản chất nguồn lực và tăng trưởng của tỉnh, cũng như sự quản lý, lãnh đạo, điều hành tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đại biểu kiến nghị khi đánh giá tăng trưởng GRDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023 cần thêm mục ghi chú. Cụ thể, cột: GRDP năm 2023 của tỉnh giảm 1,2%, mục ghi chú thêm nội dung: không tính dầu khí tăng 4,76%. Mục đích để các Bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư nhìn vào sẽ đánh giá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tăng trưởng, chứ không phải không có sự tăng trưởng như nhìn vào mức gộp chung tất cả nguồn lực của GRDP. Có như vậy mới kích thích và thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh.

Liên quan đến đầu tư cho huyện Côn Đảo, ĐBQH Nguyễn Thị Yến cho biết, Côn Đảo là đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tuy nhiên việc đầu tư vừa qua chậm. Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm sớm triển khai khởi công các Dự án đầu tư kéo điện lưới quốc gia, Dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo và Dự án án xử lý rác thải cho huyện Côn Đảo.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương

Thảo luận tại Tổ 15 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Chính phủ đã xác định rất rõ các nguồn để thực hiện cho chế độ tiền lương mới. Tới đây, sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với khối doanh nghiệp, bảo đảm việc thực hiện luôn đồng bộ, đầy đủ.

Rõ trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Rõ trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản

Chiều nay, 20.6, thảo luận tại tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Kon Tum) về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân cho rằng, cần quy định cụ thể, rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản.

Cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 Luật có hiệu lực sớm
Ý kiến đại biểu

Cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 Luật có hiệu lực sớm

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi 4 Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị cần lựa chọn những nội dung giải quyết các vấn đề cấp bách xảy ra trong thực tiễn mới áp dụng triển khai sớm, còn những nội dung khác cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.

Tuyên truyền, giáo dục hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy từ các cấp học
Ý kiến đại biểu

Tuyên truyền, giáo dục hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy từ các cấp học

Thảo luận tại tổ 4, chiều 19.6 về dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH thành phố Hải Phòng đã có nhiều kiến nghị thiết thực. Trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục ý thức, sự hiểu biết để tự phòng cháy, chữa cháy và cần được thực hiện từ các cấp học; quan tâm cảnh báo cháy sớm…

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
Ý kiến đại biểu

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể

Sáng 20.6, thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Phước về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, các ĐBQH đề nghị, Chính phủ sớm ban hành các nghị định hướng dẫn đúng như cam kết trong Tờ trình. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương sẵn sàng cho thời điểm các dự án Luật có hiệu lực (ngày 1.8.2024). 

Cần quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã
Ý kiến đại biểu

Cần quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng đốt vàng mã tại nhà ở tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ bởi Việt Nam là một đất nước có hoạt động tín ngưỡng đa dạng, vì vậy việc đốt vàng mã tại nhà ở là việc không thể tránh khỏi.