Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư các dự án cao tốc

Thảo luận tại Hội trường sáng 2.11 về kết quả sau 3 năm thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Trưởng Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến nhận định, nếu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và cả giai đoạn tiếp theo được triển khai tốt sẽ thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó GDP sẽ cao hơn 5% mục tiêu Chính phủ phấn đấu. 

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc  -0
ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu tại Hội trường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, giai đoạn 2021-2025, triển khai Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ đã giao khoảng 90% tổng mức vốn được Quốc hội cho phép và phân bổ, từ năm 2021 đến năm 2023 giải ngân được 59%. Tuy nhiên, số vốn còn lại của đầu tư công trung hạn tạo áp lực rất lớn trong năm 2024 và năm 2025. Trong năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 51,38%. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, Chính phủ đã quyết liệt và Quốc hội tạo nhiều điều kiện để cho các cấp, ngành thực hiện, về tỷ lệ và tỷ trọng vẫn cao hơn năm 2022. 

Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, Chính phủ và các bộ, ngành cần tăng cường hơn nữa công tác phân bổ cũng như giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, cụ thể là năm 2024 và năm 2025- đại biểu kiến nghị.

Về việc tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc như Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ và một số dự án khác, đại biểu cho biết: theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nếu chi không hết trong năm thì ngân sách phải thu hồi. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay, các dự án đường cao tốc đang được xây dựng cũng rất thuận lợi, bảo đảm cơ bản về tiến độ. Nếu thu hồi lại thì các đường này sẽ gặp khó khăn trong nguồn vốn, phải làm lại các thủ tục để lấy nguồn vốn khác để đầu tư. Do vậy, đại biểu kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài tăng thu, tiết kiệm chi khoảng 13.000 tỷ cho các đường cao tốc này để tiếp tục thực hiện.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư cho các đường cao tốc  -0
ĐBQH Nguyễn Thị Yến kiến nghị xem xét lại việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của địa phương có dầu khí, than đá và điện

Đối với các tỉnh có dầu khí, than đá và điện, Trưởng Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của địa phương. Cụ thể như Bà Rịa Vũng Tàu, nếu tính tăng trưởng GRDP chung tất cả nguồn lực mà không phân ra là GRDP có tính dầu khí và GRDP không tính dầu khí sẽ không đánh giá đúng bản chất nguồn lực và tăng trưởng của tỉnh, cũng như sự quản lý, lãnh đạo, điều hành tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đại biểu kiến nghị khi đánh giá tăng trưởng GRDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023 cần thêm mục ghi chú. Cụ thể, cột: GRDP năm 2023 của tỉnh giảm 1,2%, mục ghi chú thêm nội dung: không tính dầu khí tăng 4,76%. Mục đích để các Bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư nhìn vào sẽ đánh giá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tăng trưởng, chứ không phải không có sự tăng trưởng như nhìn vào mức gộp chung tất cả nguồn lực của GRDP. Có như vậy mới kích thích và thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh.

Liên quan đến đầu tư cho huyện Côn Đảo, ĐBQH Nguyễn Thị Yến cho biết, Côn Đảo là đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tuy nhiên việc đầu tư vừa qua chậm. Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm sớm triển khai khởi công các Dự án đầu tư kéo điện lưới quốc gia, Dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo và Dự án án xử lý rác thải cho huyện Côn Đảo.

Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.