Dự thảo Luật Đường bộ

Quy định tỷ lệ quỹ đất tối thiểu dành cho giao thông đường bộ

Sáng 21.5, thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề xuất: Bổ sung quy định tỷ lệ quỹ đất tối thiểu dành cho giao thông đường bộ tại các đô thị; để các bến xe căn cứ vào chất lượng dịch vụ công bố giá dịch vụ xe ra, vào bến…

Cơ bản tán thành với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và nội dung dự thảo Luật trình tại kỳ họp, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đã phân tích thực tế, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực.

Quy định tỷ lệ quỹ đất tối thiểu dành cho giao thông đường bộ -0
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Ảnh: Hồ Long

Khuyến khích sử dụng xe dùng năng lượng sạch

Về quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, hệ thống đường địa phương, đường đô thị (Điều 5). Trước nhiều bất cập phát sinh trong giao thông đô thị ở các địa phương liên quan đến đường dành cho phương tiện lưu thông; bến bãi đậu xe tập trung; nơi dừng đỗ xe trên các đường phố, đường dành riêng cho người đi xe đạp… đại biểu đề nghị bổ sung quy định tỷ lệ quỹ đất tối thiểu dành cho giao thông đường bộ tại các đô thị, bao gồm đất dành cho xây dựng đường, vỉa hè; bến xe khách, điểm đỗ, dừng đón, trả khách cho xe buýt, taxi; bãi đậu xe ô tô tải, các trung tâm logistics…

Về hoạt động vận tải đường bộ (Điều 56), theo đại biểu,quy định tại Khoản 5 Điều 56 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của dự thảo chưa đầy đủ. Đề nghị xem xét, chỉnh lý quy định hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng ô tô để vận chuyển hàng hóa, hành khách cho người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hoặc nhu cầu đi lại, có thu tiền cước vận tải; đồng thời, kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giao Chính phủ quy định cụ thể Điều này.  

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu cho rằng, Khoản 7 và khoản 8 Điều 56 dự thảo Luật quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và bằng xe buýt theo tuyến cố định “với lịch trình, hành trình cố định” chưa phù hợp thực tế. Vì vận tải khách theo tuyến cố định hay vận tải bằng xe buýt thì về lịch trình, tần suất chạy xe đơn vị kinh doanh vận tải phải điều chỉnh theo nhu cầu của hành khách. Theo đó, về hành trình, khi có đường hoặc cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh về tổ chức giao thông hoặc qua nghiên cứu quy luật đi lại của hành khách mà điều chỉnh hành trình cho phù hợp. Đề nghị sửa cụm từ hành trình cố định” trong dự thảo bằng cụm từ hành trình xác định”. Theo đó, hành trình do đơn vị vận tải xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Khoản 8 Điều 56 dự thảo Luật quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung 2 nội dung: Nhà nước khuyến khích việc phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở các đô thị, giao cho Chính phủ ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vận tải xe buýt ở các đô thị; bổ sung nội dung về định nghĩa xe buýt trong đô thị theo hướng xe buýt trong đô thị là xe có chỗ đứng, chỗ ngồi cho hành khách; khuyến khích sử dụng xe dùng năng lượng sạch.

Khoản 13 Điều 56 dự thảo quy định: “Đơn vị kinh doanh vận tải phải có bộ phận quản lý an toàn. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải đảm bảo công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô”.Theo đại biểu Lã Thanh Tân, quy định này không rõ đơn vị nào phải có bộ phận quản lý an toàn; đơn vị nào phải bảo đảm công tác an toàn giao thông. Trên thực tế, có những đơn vị có số lượng xe hoạt động lớn thì phải có bộ phận chuyên trách phụ trách công tác bảo đảm an toàn giao thông trong đơn vị; đơn vị có số lượng xe ít thì phải có sự phân công, có quy chế quản lý để công tác bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện tốt. Tùy theo số lượng ô tô hoạt động, đơn vị kinh doanh vận tải hoặc vận tải nội bộ phải có bộ phận chuyên trách để triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông trong đơn vị; những đơn vị có số lượng xe ít (nhất là hộ kinh doanh) có thể phân công công tác bảo đảm an toàn giao thông cho cá nhân hoặc tổ chức phù hợp, hoặc có quy chế quản lý để lái xe thực hiện nghiêm công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải. Đại biểu đề nghị xem xét, chỉnh lý cho phù hợp.

Giá dịch vụ xe ra, vào bến căn cứ từ chất lượng dịch vụ

Về dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ (Điều 72), khoản 7 Điều 72 dự thảo quy định: “Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào loại bến xe ô tô để định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô theo quy định của pháp luật về giá”.

Đại biểu phân tích: hiện nay, các bến xe có nhiều hình thức sở hữu, nhưng đa số được thành lập theo Luật Doanh nghiệp do tư nhân đầu tư hoặc đã được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Việc Nhà nước định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe khách chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây khi mà các bến xe đều thuộc sở hữu nhà nước.

Nếu các bến xe không được linh hoạt, chủ động nghiên cứu thị trường để đầu tư nâng cấp, tổ chức các dịch vụ có chất lượng cao thì không thể thu hút được hành khách vào bến; làm gia tăng tình trạng xe dù bến cóc, gây mất trật tự an toàn giao thông. Vấn đề các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định quan tâm nhất hiện nay là làm sao thu hút được hành khách vào bến; giảm bớt xe dù, bến cóc chứ không phải để tình trạng này ngày càng gia tăng như hiện nay, đại biểu nhấn mạnh.

Mặt khác, quy chuẩn bến xe còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; thực tế tình trạng hành khách không vào bến xe mà đứng ngoài đường, gần các bến xe để đón xe hoặc hẹn lái xe ra đón ngày càng tăng… Theo đại biểu, tình trạng đó có nguyên nhân chính là bến xe chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng dịch vụ đối với hành khách. Vì vậy, cần để các bến xe căn cứ vào chất lượng dịch vụ của mình để công bố giá dịch vụ xe ra, vào bến. Đề nghị nghiên cứu chỉnh lý cho phù hợp.

Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn

Thảo luận ở Tổ 9 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam liên quan đến 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù theo đề xuất của Chính phủ, một số đại biểu cho rằng, cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả các dự án, đáp ứng đúng mục tiêu và sự mong đợi của cử tri. Ngoài ra, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ hơn khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn, việc hấp thu, cân đối nguồn vốn, đặc biệt phải tính toán kĩ về phương án dự phòng trong việc phân bổ vốn.

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 13.11, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.