Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan: Sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng

Phát triển các dự án tín chỉ carbon rừng là cơ hội lớn cho các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng tại Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng để các địa phương sớm tiếp cận và chuẩn bị các bước cần thiết cũng như sẵn sàng thực hiện được ngay khi thị trường carbon đi vào hoạt động. 

Cơ hội lớn cho quản lý, bảo vệ rừng 

Trung du miền núi phía Bắc vẫn là một trong những vùng còn rất khó khăn, khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người trong nội vùng với bình quân cả nước tiếp tục gia tăng, quy mô kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, các địa phương trong vùng đều chưa cân đối được ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan: Sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng -0
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan. Nguồn: baohagiang.vn

Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng; nhất là các chính sách nhằm quản lý bảo vệ, phát triển rừng, kinh doanh rừng để tạo cho người dân có thu nhập ổn định từ rừng, góp phần tạo sinh kế và động lực cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, do đặc thù là vùng khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, việc tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể là: việc các địa phương tự bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các dự án phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững... hầu như không tự bố trí được nguồn vốn. Mặt khác, việc huy động các nguồn xã hội thì càng khó thực hiện.

Một việc nữa là, do biến đổi của khí hậu nên thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, nắng nóng cực đoan, khô hanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái, thậm chí có cả những hy sinh mất mát về con người của lực lượng kiểm lâm và người tham gia chữa cháy rừng như sự hy sinh của 2 chiến sĩ kiểm lâm của Hà Giang.

Tôi rất đồng tình và đánh giá cao 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai trong thời gian tới. Trong đó có cơ chế, chính sách để thành lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ cacbon từ năm 2025.

Để thực sự tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế vùng miền núi trung du phía Bắc, tôi nhận thấy, việc phát triển các dự án tín chỉ carbon rừng là hướng đi mới phù hợp với điều kiện của vùng. Ngoài các lợi ích như bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nguồn sinh thuỷ... thì giải pháp này còn có tách động mạnh mẽ trong việc tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan: Sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng -0
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Chính phủ cũng quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước, đồng thời đã ký kết thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2018 - 2024. Năm 2023 là năm đánh dấu một mốc rất quan trọng, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng) góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững.

Phát triển các dự án tín chỉ carbon rừng là cơ hội lớn cho các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng tại Việt Nam. Hà Giang với diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm trên 72% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích có rừng là trên 467 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 là 58,9%, có trên 19 dân tộc khác nhau cùng sinh sống và sống phụ thuộc vào rừng khoảng 70%. Đây chính là nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống, có thu nhập ổn định bền vững cho người làm nghề rừng nếu từ các chương trình dịch vụ như: dịch vụ môi trường rừng; thị trường tín chỉ carbon…

Hướng dẫn chi tiết để địa phương sẵn sàng khi thị trường carbon hoạt động

Hiện nay Chính phủ mới có quy định chung về thực hiện chi trả dịch vụ hấp thụ carbon và lưu trữ carbon của rừng, nhưng chưa có khung pháp lý quy định chi tiết về thực hiện thị trường carbon rừng như: hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về chuyển nhượng, chia sẻ lợi ích, xác định giá tín chỉ carbon rừng, cách tính toán lượng hấp thụ cacbon rừng… nên chưa có cơ sở triển khai các bước để tiếp cận với thị trường cacbon rừng. Mặt khác, với phong tục tập quán canh tác lạc hậu và nhận thức còn hạn chế của người dân thì việc tiếp cận với thị trường carbon vẫn là vấn đề cần có những giải pháp hỗ trợ tích cực.

Do đó, tôi đề nghị: Thứ nhất, Chính phủ sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng để các địa phương sớm tiếp cận và chuẩn bị các bước cần thiết cũng như sẵn sàng thực hiện được ngay khi thị trường carbon đi vào hoạt động. 

Thứ hai, tiếp tục có các giải pháp quản lý bảo vệ rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; hằng năm quan tâm cân đối, bố trí mục riêng kinh phí cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Thứ ba, rà soát, sửa đổi bổ sung một số quy định về thực hiện các dự án phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng bổ sung các nhiệm vụ chi như: hỗ trợ cho trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; hỗ trợ nâng cao chất lượng rừng, điều tra rừng, nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, giao rừng...

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.