Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính quyền cơ sở mạnh, thì Thủ đô mạnh!

ĐBQH Trần Văn Khải - tỉnh Hà Nam

Trên cơ sở nghiên cứu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, tôi đề nghị làm rõ hơn 3 vấn đề về: Nguồn lực thực thi; trách nhiệm cá nhân; và thống nhất quản lý bộ, ngành, nhất là lĩnh vực kiến trúc.

Cần dự liệu con số cụ thể về nguồn lực thực thi

Thứ nhất, về nguồn lực thực thi, theo số liệu ban đầu cho thấy, giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của Thủ đô là 650 nghìn tỷ đồng, song khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước (NSNN) của Thủ đô chỉ là 284,1 nghìn tỷ đồng, với mức thiếu hụt là 365,8 nghìn tỷ đồng hay 56% tổng nhu cầu chi. Dự báo tổng nhu cầu chi này sẽ tăng lên 704,8 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030, song mức thiếu hụt cũng được dự báo sẽ tăng lên mức 394,2 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, theo quy hoạch Thủ đô có 10 tuyến đường sắt đô thị với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1 triệu tỷ đồng, hiện nay Hà nội mới đang triển khai một tuyến nhưng còn dở dang. Nguồn vốn đầu tư 9 tuyến còn lại chưa rõ lấy ở đâu và bao giờ có thể hoàn thành.

Rõ ràng, cơ chế, chính sách tài chính cũng như nguồn lực dành cho Thủ đô như một “chiếc áo” quá chật, rất nhỏ so với nhu cầu phát triển Thủ đô trong điều kiện bình thường, chứ chưa nói đến thực hiện Quy hoạch Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Ngay cả so với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù dành cho TP. Hồ Chí Minh quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15, thì cơ chế, chính sách dành cho Thủ đô cũng hoàn toàn chưa tương xứng.

Câu hỏi đặt ra là Thủ đô sẽ lấy đâu ra nguồn lực để thực thi khi Luật có hiệu lực thi hành? Cụ thể như ngân sách của Thủ đô hàng năm sẽ tăng là bao nhiêu phần trăm? Và sẽ không làm ảnh hưởng tới ngân sách chung như thế nào? Các nguồn lực huy động từ cơ chế như khai thác giá trị gia tăng từ đất; cơ sở hạ tầng, nguồn lực xã hội, phát huy nguồn lực từ khu vực tư nhân; hợp tác quốc tế, bộ ngành; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản công…

Tôi cho rằng, cần có dự liệu con số cụ thể nguồn thu, nguồn huy động dự kiến sẽ là bao nhiêu? Bên cạnh đó là con số dự liệu cụ thể chi cho phát triển hàng năm và từng giai đoạn, chi cho các dự án kế hoạch mở rộng, cho đội ngũ cán bộ, viên chức, hợp đồng, chi cho lĩnh vực ưu tiên như văn hóa, khoa học, giáo dục...

Nếu không xác định được rõ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực thì Luật Thủ đô sẽ thiếu tính thực tiễn và nhiều mục tiêu đề ra chỉ dừng ở "khẩu hiệu", khó khả thi như ngạn ngữ có câu “Người ta không thể quét quá xa khi cái chổi quá ngắn”.

Vì vậy, tôi đề nghị hồ sơ dự án Luật cần giải trình rõ hơn, bằng con số cụ thể hơn các nguồn lực dự kiến huy động, các cơ chế cần thiết để thu hút đầu tư khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, từ đó bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá để Thủ đô phát triển xứng tầm vào trong dự thảo Luật.

Chỉ rõ trách nhiệm cá nhân

Thứ hai, về trách nhiệm cá nhân. Tại Điều 10 về UBND, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Điều 12 về UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã; Điều 14 về UBND, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP. Hà Nội… mới quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu mà không có quy định rõ trách nhiệm của họ như trách nhiệm tiếp dân, doanh nghiệp… như thế nào?  Hoặc cụ thể trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đề ra, các dự án ra sao, quy định ở đâu? Thêm quyền thì thêm trách nhiệm gì?… Không chỉ dừng lại như quy định ở Điều 57 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô có tính bao quát chưa chỉ rõ trách nhiệm cá nhân. Đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp.

Khi bỏ HĐND phường và tăng đại biểu HĐND chuyên trách như Báo cáo thẩm tra đề xuất là rất hợp lý. Tăng thêm 30 - 40% đại biểu chuyên trách là cần thiết, để HĐND thực hiện quyền lực thực sự và bao quát. Tuy nhiên, khi cấp phường không có HĐND nếu chỉ tăng chuyên trách HĐND thành phố là chưa đủ vì số lượng đơn vị phường không có HĐND là rất lớn. Để thành phố và quận giám sát được hết các phường thực hiện chức năng, nhiệm vụ là rất khó, nên giám sát càng trở nên rất hình thức.

Vì vậy, ngoài tăng thêm đại biểu HĐND chuyên trách cần tăng thêm đại biểu HĐND thành phố, đại biểu HĐND quận. Có như vậy mới tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương khi thí điểm bỏ HĐND phường.

Về cơ chế bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường, các thành viên Ủy ban phường cần làm rõ HĐND quận có phê chuẩn hay không, vì Điều 11 của dự thảo Luật về HĐND quận, thị xã không quy định? Điều này liên quan đến HDND giám sát hoạt động của UBND phường tiến hành thường xuyên như thế nào cho hiệu quả…? Việc này cần quy định rõ trong dự luật. Chính quyền cơ sở mạnh, thì Thủ đô mạnh.

Quản lý kiến trúc không nhất quán sẽ tạo bộ mặt Thủ đô méo mó, lộm cộm

Thứ ba, về thống nhất quản lý bộ, ngành và chính quyền Thủ đô, đặc biệt là quy định tại Điều 21 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị.

Về cơ bản, tôi nhất trí với quy định tại dự thảo Luật và ý kiến của cơ quan thẩm tra là: phải xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với chính quyền TP. Hà Nội khi xây dựng dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, xác định rõ vai trò của chính quyền TP. Hà Nội và cơ chế xử lý trong trường hợp giữa Bộ, ngành và chính quyền Thành phố có ý kiến khác nhau về nội dung của chính sách.

Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục làm rõ nhưng lĩnh vực quan trọng như: xây dựng, quản lý đô thị, dự án đầu tư của Trung ương trên địa bàn thủ đô và những vấn đề quy định tại Điều 22 về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Có một vấn đề lưu ý về quản lý kiến trúc công trình ở Thủ đô,nhất là khâu thực thi,không nhất quán sẽ tạo bộ mặt thủ đô méo mó, lộm cộm, xung khắc, cho xây cao rồi cắt xén... Việc này cần xem xét giao cho đơn vị nào làm đấu mối, chịu trách nhiệm chính, hay có thể tổ chức chuyên môn như Kiến trúc sư trưởng thành phố trước đây với quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng là cơ quan chuyên môn có quyền chuyên môn giữ gìn kiến trúc từng nhà, khu vực và tổng thể bộ mặt, hình hài kiến trúc Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Khi quyền hạn chuyên môn kiến trúc cao hơn quyết định hành chính của chính quyền hay bộ, ngành để thực hiện quy định quản lý kiến trúc thống nhất của thành phố và Bộ Xây dựng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững, lâu dài, thống nhất và đồng bộ. Đây là một chế định nhiều nước phát triển áp dụng để quản lý kiến trúc thống nhất và giữ gìn kiến trúc văn hóa truyền thống đặc biệt ở những đô thị cổ kính như Thủ đô các nước.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính
Ý kiến đại biểu

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành là hết sức cần thiết, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra.

ĐBQH Trần Chí Cường
Ý kiến đại biểu

Nâng cao chất lượng HĐND thành phố trước yêu cầu của thực tiễn

Theo ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng, việc dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố từ 95 lên 125 đại biểu và tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND thành phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, một số chính sách liên quan đến giáo dục trong dự thảo Luật cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó, cần làm rõ các nội dung xoay quanh các cơ sở giáo dục chất lượng cao hay việc thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô

Theo ĐBQH Tạ Đình Thi, các quy định về chính sách phát triển khoa, học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước hoàn thiện rất đáng kể, bổ sung và cụ thể hóa nhiều nội dung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Đặc biệt,đây là các nội dung chính sách thực sự có tính vượt trội và đột phá.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội)
Ý kiến đại biểu

Hà Nội cần tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

Tham gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, thành phố cần phải sớm tập trung giải quyết nút thắt lớn nhất hiện nay là tình trạng ùn tắc giao thông.

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.