ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An): Giao cho HĐND thành phố thẩm quyền quyết định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Tham gia ý kiến thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, ĐBQH Thái Thị An Chung đề nghị chỉ nên quy định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 6 năm và giao cho HĐND thành phố thẩm quyền quyết định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể cho từng đối tượng và từng lĩnh vực.

Tạo điều kiện phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có

Bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP. Hồ Chí Minh, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng, việc ban hành nghị quyết này là thể chế hoá nghị quyết số 31 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng đó, TP. Hồ Chí Minh là một trong hai cực tăng trưởng lớn nhất của cả nước, là đầu tàu dẫn dắt phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây cũng là thành phố có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước và khu vực… “Việc ban hành cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát huy được thế mạnh, tiềm năng sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”, đại biểu nhấn mạnh.

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An): Chỉ nên quy định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 5 hoặc 7 năm -0
ĐBQH Thái Thị An Chung phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Liên quan đến đề xuất sử dụng ngân sách thành phố để thực hiện các dự án, công trình quan trọng có tính chất vùng, liên vùng, ĐBQH Thái Thị An Chung cho rằng: Đây là một cơ chế mới và khác với Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.

Đại biểu cho biết, Văn kiện Đại hội XIII đã định hướng rất rõ chủ trương phát triển kinh tế vùng để khai thác tốt hơn và phát huy tốt hơn các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực. Theo đó, liên kết phát triển vùng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025).

Do đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng có tính chất vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông không chỉ góp phần tăng cường thương mại giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ mà còn giúp cải thiện sự kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng và giữa vùng Đông Nam Bộ với cả nước để cùng tạo cơ hội cho các địa phương có sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, đại biểu Thái Thị An Chung bày tỏ sự đồng tình với quy định tại khoản 7 Điều 5 dự thảo Nghị quyết giao cho: “HĐND thành phố quyết định sử dụng ngân sách thành phố để thực hiện các dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa thành phố và địa phương khác, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn thành phố; hỗ trợ các địa phương khác trong nước, hỗ trợ một số địa phương tại một số nước khác trong trường hợp cần thiết”.

Về chính sách hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố, đại biểu cho rằng, qua chất vấn ngày 7.6, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất quan điểm: Khoa học công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo bứt phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chỉ có phát triển khoa học công nghệ mới giúp thoát khỏi bẫy gia công và thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thái Thị An Chung: vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc phát triển và phát huy vai trò then chốt của khoa học công nghệ. Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang giai đoạn hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Doanh nghiệp chưa thực sự là trung tâm đóng vai trò quyết định cho đổi mới, sáng tạo, năng lực kết nối giữa Viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Kịp thời nhân rộng các cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả

Cơ bản đồng tình với 2 nhóm cơ chế, chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Điều 8 Dự thảo Nghị quyết: Nhóm chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố và nhóm chính sách về tiền công và tiền lương của chuyên gia, nhà khoa học trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ… “Các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay đang được áp dụng chung cho các địa phương trong cả nước, nên một số chính sách chưa phù hợp với thực tế và tốc độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các thành phố lớn, trong đó có TP. Hồ Chí Minh”, đại biểu Thái Thị An Chung lý giải.

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An): Chỉ nên quy định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 5 hoặc 7 năm -0
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận 

Cũng theo đại biểu, các chính sách đề xuất trong dự thảo Nghị quyết mang tính thiết thực, phù hợp với chủ trương Nghị quyết số 31 NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... góp phần thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và công nghệ cao. Đồng thời, đại biểu cho rằng: Việc thông qua các chính sách này sẽ tạo điều kiện thu hút và giữ chân các chuyên gia, các nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, góp phần hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố.

Liên quan đến việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8, đại biểu Thái Thị An Chung nêu quan điểm đồng tình với việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp, song đề nghị không nên áp dụng chung thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp giống như đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Mặt khác, do thời gian ươm tạo và phát triển một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể giao động từ 5-15 năm, vì vậy, để việc hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng và từng lĩnh vực, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị dự thảo Nghị quyết chỉ nên quy định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 6 năm và giao cho HĐND thành phố thẩm quyền quyết định thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể cho từng đối tượng và từng lĩnh vực.

Bên cạnh đó, để các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố được thực hiện có hiệu quả, các Bộ, ngành cần quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện, hàng năm nên có đánh giá việc thực hiện để kịp thời nhân rộng các cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả.

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.