ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh): Khuyến khích hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Để Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu đề nghị: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những lợi ích, tính ưu việt của Luật mang lại.

Sáng 21.11, thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu đánh giá, cùng với việc chủ động đấu tranh phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý các loại tội phạm vi phạm pháp luật đã đạt được nhiều chỉ tiêu và nhiều chỉ tiêu vượt mức của Nghị quyết Quốc hội giao.

ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh): Khuyến khích người dân hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp -0
ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) phát biểu tại hội trường

Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã thụ lý giải quyết rất nhiều các vụ án tranh chấp dân sự, hành chính, về số liệu có 468.828 vụ việc tranh chấp dân sự và 12.162 vụ việc khiếu kiện hành chính tăng 24.832 vụ việc so với cùng kỳ năm 2022.

Tòa án và Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện nhiều giải pháp hướng dẫn các bên đương sự cung cấp hồ sơ tài liệu, chứng cứ tích cực thực hiện hòa giải, đối thoại và kết quả đã hòa giải, đối thoại thành 80.490 vụ việc, đây là những vụ việc hòa giải trong tố tụng dân sự.

Liên quan đến công tác hoà giải, đối thoại tại toà án, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu nêu rõ, từ khi Quốc hội Khóa XIV thông qua Luật Tổ chức hòa giải, đối thoại tại tòa án đã tạo ra một cơ chế pháp lý mới để người dân lựa chọn phương thức hòa giải, đối thoại để giải quyết tranh chấp, khiếu kiện tại tòa án một cách linh hoạt, phù hợp, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, công sức cho Nhà nước, cho tổ chức, cho cá nhân.

Đặc biệt, khi hòa giải thành, mối quan hệ mâu thuẫn đôi bên được hàn gắn ngày càng tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn trong cộng đồng dân cư và giảm đáng kể vụ việc phải giải quyết cho cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Đã có 119.058/129.856 vụ việc được hòa giải, đối thoại thành tại tòa án, bằng 91,68%.

Tuy nhiên qua khảo sát tại một số tòa án địa phương, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu cho biết, vẫn còn tình trạng người dân nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhưng từ chối hòa giải, đối thoại mặc dù cán bộ tòa án đã kiên trì hướng dẫn, giải thích những lợi ích, những tính ưu việt mà người dân được hưởng từ chính sách của luật này; số đơn từ chối hòa giải, đối thoại vẫn còn nhiều.

Để Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu đề nghị cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án nói riêng về những lợi ích, tính ưu việt của Luật mang lại cho người dân, khuyến khích người dân chủ động lựa chọn phương thức giải quyết hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp tại tòa án. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện tư vấn pháp luật, thông qua tư vấn pháp luật cần hướng dẫn, giải thích những lợi ích của hòa giải, đối thoại để người dân lựa chọn.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu cũng cho rằng, cần đầu tư đầy đủ trang thiết bị, nhất là phòng đối thoại hòa giải đúng quy định, cần đầu tư trang thiết bị để hòa giải đối thoại trực tuyến. Trước thực trạng trụ sở tòa án cấp huyện xuống cấp nghiêm trọng và thiếu phòng xét xử, thiếu phòng hòa giải cần được đầu tư xây dựng mới nhưng chưa được bố trí nguồn kinh phí, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành có sự quan tâm, phân bổ cấp kinh phí đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu cũng kiến nghị, cần có chính sách quan tâm, động viên ghi nhận của các tổ chức, cá nhân đối với các hòa giải viên để khuyến khích, động viên họ nhiệt tình tham gia công tác hòa giải.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương

Thảo luận tại Tổ 15 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Chính phủ đã xác định rất rõ các nguồn để thực hiện cho chế độ tiền lương mới. Tới đây, sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với khối doanh nghiệp, bảo đảm việc thực hiện luôn đồng bộ, đầy đủ.

Rõ trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Rõ trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản

Chiều nay, 20.6, thảo luận tại tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Kon Tum) về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân cho rằng, cần quy định cụ thể, rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản.

Cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 Luật có hiệu lực sớm
Ý kiến đại biểu

Cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 Luật có hiệu lực sớm

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi 4 Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị cần lựa chọn những nội dung giải quyết các vấn đề cấp bách xảy ra trong thực tiễn mới áp dụng triển khai sớm, còn những nội dung khác cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.

Tuyên truyền, giáo dục hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy từ các cấp học
Ý kiến đại biểu

Tuyên truyền, giáo dục hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy từ các cấp học

Thảo luận tại tổ 4, chiều 19.6 về dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH thành phố Hải Phòng đã có nhiều kiến nghị thiết thực. Trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục ý thức, sự hiểu biết để tự phòng cháy, chữa cháy và cần được thực hiện từ các cấp học; quan tâm cảnh báo cháy sớm…

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
Ý kiến đại biểu

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể

Sáng 20.6, thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Phước về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, các ĐBQH đề nghị, Chính phủ sớm ban hành các nghị định hướng dẫn đúng như cam kết trong Tờ trình. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương sẵn sàng cho thời điểm các dự án Luật có hiệu lực (ngày 1.8.2024). 

Cần quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã
Ý kiến đại biểu

Cần quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng đốt vàng mã tại nhà ở tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ bởi Việt Nam là một đất nước có hoạt động tín ngưỡng đa dạng, vì vậy việc đốt vàng mã tại nhà ở là việc không thể tránh khỏi.