ĐBQH Nguyễn Tiến Nam (Quảng Bình): Cần kết nối, liên thông dữ liệu trong giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo

Góp ý về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV tại Phiên thảo luận Hội trường chiều qua 26.5, ĐBQH Nguyễn Tiến Nam (Quảng Bình) đề nghị cần có sự kết nối, liên thông dữ liệu trong giải quyết đơn thư, KNTC để bảo đảm vụ việc đã được giải quyết thì không chuyển đơn cho địa phương.

Đưa ra lộ trình giải quyết

Đánh giá cao những nỗ lực của Ban Dân nguyện trong việc tiếp nhận, tổng hợp, rà soát, chuyển và đôn đốc trả lời kiến nghị trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cho rằng: Ban Dân nguyện và các Đoàn ĐBQH từ nhiệm kỳ Khoá XIV tới Khoá XV đã có sự kết nối, kế thừa để việc giải quyết kiến nghị cử tri được thường xuyên, liên tục.

ĐBQH Nguyễn Tiến Nam (Quảng Bình): Cần có sự kết nối, liên thông dữ liệu trong giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo
ĐBQH Nguyễn Tiến Nam (Quảng Bình) phát biểu

Đại biểu cho biết, qua nghiên cứu rà soát danh mục kiến nghị đã được Chính phủ, Bộ, ngành trả lời, xem xét, giải quyết từ các kỳ họp trước, Quảng Bình có 11/574 kiến nghị đã được tiếp thu, xem xét, giải quyết trong thời gian tới; 2/55 kiến nghị chưa có lộ trình giải quyết;… “Những thống kê cụ thể cho thấy, việc trả lời, kiến nghị cử tri được thực hiện một cách công phu, chỉn chu, kiên trì. Việc tiếp thu, nghiên cứu và giải quyết các kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội, cải thiện đời sống của người dân, tạo niềm tin cho cử tri và nhân dân cả nước”, đại biểu đánh giá.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cũng thẳng thắn cho rằng: Đối với những kiến nghị cụ thể, việc trả lời một số bộ, ngành nhiều khi còn chung chung, không hướng dẫn lộ trình giải quyết cụ thể… Điển hình như một số vụ việc giải quyết kiến nghị đối với người có công, kiến nghị xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi tại địa phương. Bên cạnh đó, một số văn bản trả lời không mang tính hướng dẫn giải quyết - điều mà các cử tri và cơ quan địa phương đang trông chờ; hoặc một số cơ quan ban, ban ngành trả lời không đúng trọng tâm, trọng điểm (như trong báo cáo của Ban Dân nguyện đã nêu).

Về thời hạn trả lời, giải quyết, hầu hết các cơ quan Trung ương đã quan tâm, xem xét các kiến nghị để kịp thời ban hành văn bản trả lời, giải trình, cung cấp thông tin đúng thời hạn quy định, thể hiện tinh thần nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân... Tuy nhiên, một số cơ quan, bộ, ngành vẫn còn chậm, chưa kịp thời xem xét trả lời kiến nghị của cử tri, điều này làm cho quá trình rà soát, đôn đốc của các Đoàn ĐBQH và Ban dân nguyện mất nhiều thời gian, công sức.

Trên cơ sở đó, để công tác giải quyết kiến nghị cử tri thực hiện hiệu quả, đúng với tính chất, mục đích là giải quyết kiến nghị - chứ không chỉ trả lời kiến nghị cử tri, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cho rằng: Đối với những vấn đề về mang tính sự vụ, cụ thể, các vụ việc về xử lý chế độ chính sách cho người có công, hay các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình, thủ tục mà địa phương đang bế tắc, cần có sự hướng dẫn cụ thể; rà soát kỹ hồ sơ của vụ việc, trả lời chi tiết để từ đó cử tri, các Sở ngành liên quan áp dụng được, giải quyết được tận gốc… “Còn đối với những kiến nghị mang tính vĩ mô, chưa thể giải quyết trước mắt, thì cần đưa ra lộ trình giải quyết, không trả lời theo kiểu viện dẫn chính quy định hiện hành có bất cập mà cử tri đang kiến nghị”, đại biểu nhấn mạnh.

Xây dựng cơ sở dữ liệu mở về đơn thư 

Liên quan tới các kiến nghị gửi tới Kỳ họp thứ Tư, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cho biết: Cử tri các tỉnh miền Trung đã nhiều lần đề cập tới vấn đề bố trí vốn xây dựng đê kè, hồ đập đặc biệt đối với những đê kè ven biển – nơi đang hứng chịu những tác động nhanh chóng của hiện tượng xâm thực, biến đổi khí hậu đặc biệt là trước mùa mưa lũ… Cũng theo đại biểu, khi thiên tai đang diễn biến với cường độ mạnh, ngày càng trở nên thất thường thì việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp đê kè, hồ đập càng trở nên cấp thiết vì khi không gia cố kịp thời thì kinh phí cần để tu sửa càng nhiều hơn, thậm chí có những công trình phải làm mới.

 “Ở Quảng Bình, kể từ trận lũ kép năm 2020, những đề xuất về tu sửa đê kè, hồ đập của tỉnh vẫn chưa được đáp ứng như kiến nghị của rất nhiều cử tri gửi tới Đoàn… bởi nguồn lực của địa phương còn khó khăn. Do đó, đề nghị Chính phủ và các ngành liên quan quan tâm, giải quyết vấn đề trên để đáp ứng kiến nghị của cử tri tại các tỉnh miền Trung - nơi đang chịu ảnh hưởng trực tiếp”, đại biểu Nguyễn Tiến Nam bày tỏ.

Cùng đó, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cũng đề nghị Ban Dân nguyện, các địa phương và Chính phủ cần có sự kết nối, liên thông dữ liệu trong vấn đề giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo để bảo đảm vụ việc đã được giải quyết thì không chuyển đơn cho địa phương, đặc biệt là chuyển đơn khi đã có phán quyết của Toà án Nhân dân các cấp… “Bởi lẽ, khi đơn được chuyển về địa phương, nhiều công dân lại cho rằng có chỉ đạo từ Trung ương để xem xét, giải quyết lại vụ việc, tạo tâm lý kỳ vọng cho người dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, lãng phí công sức, thời gian của cả cử tri và hệ thống chính trị tham gia xử lý đơn thư”, đại biểu lý giải.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cũng đề nghị xem xét xây dựng cơ sở dữ liệu mở về đơn thư để cử tri, các cơ quan tư vấn pháp lý, địa phương, đơn vị dễ dàng tra cứu, để biết được quá trình xử lý đơn thư của đương sự.. từ đó góp phần làm giảm tình trạng khiếu kiện, chuyển đơn kéo dài.

Ý kiến đại biểu

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP
Giao thông

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP

Sáng 30.10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững
Quốc hội và Cử tri

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững

Sáng 29.10, góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế
Ý kiến đại biểu

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Thảo luận tại hội trường sáng 28.10 về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài.

Tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở
Ý kiến đại biểu

Tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bất động sản và nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập, phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai...