ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Kỳ vọng những quyết sách đột phá

Trao đổi bên lề phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc mong muốn, Quốc hội, Chính phủ sớm có những quyết sách đột phá để khởi thông nguồn lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Theo đại biểu, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội với các cơ quan trong hệ thống chính trị, đất nước tiếp tục có xu hướng phục hồi tích cực khi tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra trên các lĩnh vực quan trọng.

Nền kinh tế đất nước tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh của nền kinh tế toàn cầu; ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,16%; tăng trưởng kinh tế phục hồi, tiêu dùng trong nước vẫn giữ được mức tăng trưởng tích cực.

Đáp ứng kỳ vọng của cử tri, Nhân dân -0
 Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) trao đổi bên lề phiên thảo luận

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, những kết quả đạt được cũng cho thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư (9 tháng đạt 51,38% cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 46,7%). Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể, Thủ tướng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa gần 1.100 quy định của 10 bộ, cơ quan; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đặc biệt, công tác an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Chính phủ đã triển khai kịp thời các chính sách đối với người có công; chính sách bảo trợ, an sinh xã hội và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân gặp khó khăn.

Nhiều vấn đề cần quan tâm tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, ĐBQH Đặng Bích Ngọc cũng bày tỏ trăn trở trước thực tế tăng trưởng GDP chưa đạt mục tiêu đề ra; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng từ thị trường quốc tế, khả năng hấp thụ vốn giảm mạnh, sức chống chịu bị bào mòn. Một bộ phận doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; giải thể, dừng hoạt động. Mặt bằng lãi suất cho vay dù đã giảm nhưng các doanh nghiệp còn khó khăn trong cả tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng. Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, thiếu nguồn cung nhất là ở phân khúc thị trường nhà cho người có thu nhập thấp và trung bình; giá bất động sản vẫn ở mức cao gây khó khăn cho những người mua có nhu cầu ở thực.

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, trong bối cảnh hiện nay, người dân và doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, chờ chính sách đền bù cao hơn khi giải phóng mặt bằng. Do đó, nhiều dự án đang bị kéo dài khó thực hiện. Nhiều dự án còn vướng mắc, phải chờ quy hoạch. Ở các địa phương, tỷ lệ các quy hoạch hoàn thành còn thấp, tiến độ lập quy hoạch chậm. Đặc biệt, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội - chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng tăng trưởng tiếp tục không đạt kế hoạch đề ra trong năm thứ 3 liên tiếp. Vấn đề này cần được quan tâm, đánh giá thật kỹ để đưa ra giải pháp tối ưu.

Đáp ứng kỳ vọng của cử tri, Nhân dân -0
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Đại biểu cũng dẫn chứng qua TXCT và thực tiễn ở các địa phương cho thấy, còn tình trạng rất lớn thanh thiếu niên là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường sử dụng mạng xã hội không đúng mục đích; tiềm ẩn những hệ lụy tiêu cực đối với thế hệ tương lai. Những năm gần đây nhiều vụ việc xảy ra ở các trường phổ thông liên quan đến mạng xã hội, như: bạo lực học đường; nguy hiểm hơn nữa là hiện tượng thanh, thiếu niên tụ tập, rủ nhau đi giải quyết mâu thuẫn với những loại vũ khí hết sức nguy hiểm như bom xăng, dao tự chế. “Đây là hồi chuông cảnh báo cho sự xuống cấp về văn hoá; là nỗi lo rất lớn nếu không kịp thời ngăn chặn. Thực trạng này rất cần sự chung tay vào cuộc của cả xã hội, thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội”, đại biểu Ngọc đề nghị.

Cũng từ thực tiễn tại địa phương, ĐBQH Đặng Bích Ngọc cho biết: đời sống của một bộ phận người dân còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, thiếu ổn định, thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Mặc dù, việc triển khai 3 Chương trình MTQG đã bước đầu đạt những kết quả đáng kể, song vẫn còn nhiều khó khăn.

“Nhiều nơi người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Nhiều cơ chế, chính sách quy định của pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách vẫn còn là khâu yếu, có lúc có nơi còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Việc tháo gỡ vướng mắc về pháp lý chưa kịp thời, nhất là những vấn đề phát sinh mới”, đại biểu bày tỏ lo lắng.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

Đại biểu đề nghị, bên cạnh việc giảm lãi suất, Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và hấp thụ các nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ việc tăng, giảm lãi suất, điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Cùng với đó, cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg; có cơ chế cho phép các địa phương được lập đồng thời các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu. Trong đó, đối với quy hoạch được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước; khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn giữa quy hoạch thấp hơn với quy hoạch cao hơn hoặc mâu thuẫn giữa các quy hoạch cùng cấp thì việc điều chỉnh được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15.

Theo đại biểu, cử tri, nhân dân mong chờ Quốc hội sớm thông qua lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, điều kiện quan trọng để thực hiện phòng chống tham nhũng. Ngoài ra, cũng mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm xem xét, bổ sung Dự án Đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo phương thức PPP, có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại kỳ họp này.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn

Thảo luận ở Tổ 9 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam liên quan đến 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù theo đề xuất của Chính phủ, một số đại biểu cho rằng, cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả các dự án, đáp ứng đúng mục tiêu và sự mong đợi của cử tri. Ngoài ra, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ hơn khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn, việc hấp thu, cân đối nguồn vốn, đặc biệt phải tính toán kĩ về phương án dự phòng trong việc phân bổ vốn.

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 13.11, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà
Ý kiến đại biểu

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp chưa được phát triển mạnh mẽ.

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ
Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), cần tích hợp một số nội dung có tính chất gần nhau trong phạm vi điều chỉnh. Đối với những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và những vấn đề thuộc nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì có thể giao cho Chính phủ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc quy định các mô hình liên kết trong đào tạo, tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực về đào tạo nghề và vấn đề giải quyết việc làm. Từ đó, có các quy định về việc liên kết giữa Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư, nhà tín dụng (ngân hàng).

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.