PGS.TS Bùi Thị An: Đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân

Nguyên ĐBQH Khóa XIII (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, PGS.TS Bùi Thị An nhận định, tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua nhiều nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm và kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước, cũng như đồng bào ta tại nước ngoài. 

Đánh giá đúng là cơ sở hoạch định chủ trương, chính sách đúng
Nguyên ĐBQH Khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, PGS.TS Bùi Thị An

Kỳ họp này, Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định về nhiều nội dung quan trọng. Công tác lập pháp cũng rất "nặng" tại kỳ họp này, trong đó, Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng. Bản thân tôi cũng đặc biệt quan tâm đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. 

Tôi ấn tượng sâu sắc trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, tập trung thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá tính đồng bộ và sự phù hợp của các dự án, dự thảo luật với Hiến pháp và đường lối, chủ trương của Đảng, cân nhắc thận trọng về tính hợp lý, khả thi, tác động của các chính sách mới được đề xuất; đặc biệt lưu ý bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Tôi cho rằng, đây là chỉ đạo mang tính chất định hướng, không chỉ trước mắt mà lâu dài. Nếu các luật, điều luật đều đáp ứng được yêu cầu này thì lợi ích mang lại cho quốc gia, cho dân là rất lớn. 

Bên cạnh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), kỳ họp này Quốc hội cũng thảo luận về nhiều dự án luật quan trọng khác, liên quan đến đời sống nhân dân, đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 

Có thể thấy, hiện nay đất nước đã hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, do đó, định hướng, phát triển nền kinh tế là rất quan trọng. Trong đó, cần những quyết sách đúng đắn về đầu tư công thế nào, ban hành, thực hiện và điều chỉnh các vấn đề tài khóa ra sao, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thế nào… Đây đều là những vấn đề trọng tâm mang tính nền tảng để giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thực tế cho thấy nền kinh tế thế giới, địa chính trị đã biến động không ngừng… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trước bối cảnh đó, càng đòi hỏi Quốc hội cần có những quyết sách sáng suốt, kịp thời. Cùng với đó, cần nâng cao hiệu quả của các chương trình giám sát, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia… để thúc đẩy và phát triển một cách toàn diện của nền kinh tế.

Ngoài ra, tôi cho rằng, để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong quá trình thực thi các Nghị quyết, chính sách… thì Quốc hội vẫn cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác nhân sự. Quốc hội cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động của các đồng chí lãnh đạo do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng, công tác cán bộ là một yếu tố then chốt, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các quy định của hệ thống pháp luật, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Luật sư Trương Thanh Đức: Nâng cao tinh thần kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ, trong bài phát biểu tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh nhiều yếu tố quan trọng, trong đó nhấn mạnh về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - dự luật vừa được lấy ý kiến nhân dân. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, công chức. 

Đánh giá đúng là cơ sở hoạch định chủ trương, chính sách đúng

Tôi cho rằng, nói về Luật Đất đai thì rất nhiều cử tri, nhân dân quan tâm. Tuy nhiên, điều này cũng là sức ép, cần phải làm thế nào để mỗi luật, điều luật của Quốc hội xây dựng đều có ý nghĩa thiết thực, đi vào cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng, với mong muốn của cử tri và người dân. 

Việc lấy ý kiến rộng rãi ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể hiện sự quan tâm của Quốc hội với nhân dân, những quy định tại dự thảo Luật đã dựa trên sự lắng nghe, hài hoà nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, để các điều luật đáp ứng được yêu cầu tiễn hay chưa thì vẫn cần có sự thảo luận, góp ý của các đại biểu Quốc hội, qua đó có sự điều chỉnh cho thống nhất, hợp lý.

Đối với vấn đề kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ... chúng ta cần những quy định nhằm giải quyết được gốc rễ vấn đề này. Những luật, điều luật có quy định rõ ràng, chi tiết, sẽ là căn cứ vững chắc giúp cán bộ có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm cũng như thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Qua đó, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ.

Ý kiến đại biểu

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…