Cần hoàn thiện cơ chế thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

- Thứ Sáu, 04/11/2022, 12:21 - Chia sẻ

ĐBQH Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) khi góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cho rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hoá đặc biệt và rất cần quyền bảo đảm về tài sản. Vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường...

Cần hoàn thiện cơ chế thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội -0
ĐBQH Lê Hữu Trí ( Khánh Hòa) phát biểu

Đổi mới cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm từ đất

Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ĐBQH Lê Hữu Trí bày tỏ sự đồng tình và thống nhất cao với các Điều, Khoản của Dự thảo luật gồm 16 chương, 245 điều (giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều ). Điều đó cho thấy, Dự thảo Luật đã điều chỉnh, bổ sung tương đối toàn diện, bám sát Nghị quyết 18 của BCHTW Đảng.

Tuy vậy, liên quan đến những quy định về cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, giải tỏa, tái định cư, ĐBQH Lê Hữu Trí cho rằng: dự luật chưa làm rõ được giới hạn " thật cần thiết " đã chỉ ra trong Hiến pháp, nhằm bảo đảm tính minh bạch, trong khi phạm vi thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng còn rộng và chưa rõ ràng; chưa có quy định mang tính tiêu chí đối với các công trình, dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng...

Do đó, đại biểu đề xuất: cần rà soát và hoàn thiện cơ chế thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bảo đảm hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; đổi mới cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm từ đất bằng cách lập bản đồ giá đất trước khi lập quy hoạch, sau khi lập quy hoạch, sau khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế- xã hội, chỉnh trang đô thị; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hồi đất đối với các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, thu hồi giá trị tăng thêm từ đất để bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Lê Hữu Trí cũng cho rằng: cần nghiên cứu bổ sung quy định thu hồi đất đối với phần đất chủ đầu tư và người sử dụng đất khg thỏa thuận được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường, bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trên cơ sở đồng thuận của người dân. Mặt khác, cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư (có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ) để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi thông qua tổ chức phát triển quỹ đất; Đề nghị quy định cụ thể tiêu chí, điều kiện được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Cần tối ưu hóa trường hợp đấu giá đất

Tại Khoản 2 Điều 97 dự thảo quy định: việc bồi thường khi NN thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Bàn về quy định này, ĐBQH Lê Hữu Trí cho rằng: Quy định như vậy nhưng trên trong thực tế triển khai còn nhiều vướng mắc: trước hết, giá đất bồi thường thấp cùng với các khoản hỗ trợ chưa bảo đảm sinh kế lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

Thứ hai, phần lớn chưa quan tâm đúng mức đến tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi trong độ tuổi lao động.

Thứ ba, người dân bị thu hồi đất dẫn đến mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, phần lớn lại khg có cơ hội  và không có đủ điều kiện để tìm được một việc làm mới.

Thứ tư, các nhà đầu tư thu được địa tô chênh lệch lớn từ việc thực hiện các dự án trên đất nông nghiệp dẫn đến khiếu kiện.

Và thứ 5, khu tái định cư chưa bảo đảm chất lượng, giá đất tái định cư cao hơn nơi ở cũ do hạ tầng đã được dầu tư trong khi chưa có khoản hỗ trợ để bảo đảm ổn định chỗ ơn, đời sống người dân. “Thực tế trên đòi hỏi cần có chính sách, thể chế bảo đảm bồi thường đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người có đất bị thu hồi, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư”- đại biểu Trí nhấn mạnh.

Liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ĐBQH Lê Hữu Trí cho rằng: Nhà nước cần tối ưu hoá trường hợp đấu giá đất. Luật cần quy định rõ các trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đất và trường hợp không đấu giá khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Tuy nhiên, cần hạn chế thấp nhất các trường hợp không đấu giá khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Cụ thể, về cho thuê đất (Điều129) quy định: Nhà nước nên mở rộng hình thức cho thuê đất theo phương thức đấu giá quyền thuê đất thay vì giao đất nhằm tạo cơ sở tăng thu tiền thuê đất. Tuy nhiên, ưu tiên hình thức thu tiền thuê đất hàng năm nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước và công bằng giữa những người thuê đất trong điều kiện giá đất có xử hướng biến động mạnh.

Về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 131), đại biểu cho rằng: Cần quy định rõ tiêu chí, điều kiện giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất và đối với các dự án đầu tư vào khu vực hạn chế sử dụng đất nhằm tránh lạm dụng. 

Liên quan đến vấn đề giao đất, cho thuế đất không đấu giá quyền sử dụng đất, khg đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều134), đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị quy định hình thức giao đất, cho thuê đất trong trường hợp chấp thuận nhà đầu tư. 

Ngoài ra, cần nghiên cứu, bổ sung quy định riêng về chế độ sử dụng đất khu dự lịch, trong đó quy định rõ chế độ sử dụng đất chung khi chủ đầu tư bán các sản phẩm của dự án cho nhà đầu tư thứ cấp đối với các loại hình bất động sản như condotel, resort, vila...

Thanh Mai
#