Xuất khẩu thủy sản duy trì đà tăng trưởng và đối mặt thách thức mới

2024 hứa hẹn là năm thành công với ngành thủy sản khi xuất khẩu có thể cán mốc 10 tỷ USD. Bước sang năm 2025, xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng cũng phải đối mặt những thách thức mới.

Tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, tăng 22% trong tháng 11 và dự báo cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm.

Các sản phẩm khác như cá tra, cá ngừ cũng tăng trưởng khả quan. Xuất khẩu cá tra đạt 1,84 tỷ USD trong 11 tháng và dự báo chạm mốc 2 tỷ USD vào cuối năm. Cá ngừ dù tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn tăng 8% so với tháng 11.2023 và có thể đạt 1 tỷ USD như kỷ lục năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm tới. Nguồn: ITN
Xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm tới. Nguồn: ITN

Ngoài ra, một số sản phẩm như cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ và mực bạch tuộc cũng ghi nhận tăng trưởng cao, trong đó nhuyễn thể có vỏ tăng trưởng tới 180%.

Không chỉ các sản phẩm chủ lực, ngành xuất khẩu thủy sản còn phát triển mạnh các sản phẩm phụ như bột cá. Xuất khẩu bột cá đạt 220,4 triệu USD trong 10 tháng và dự báo cả năm đạt 264,6 triệu USD.

Về thị trường, Trung Quốc - Hong Kong đã vượt lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, với mức tăng trưởng 61% trong tháng 11, nâng tổng kim ngạch lũy kế lên hơn 1,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực 21% trong tháng 11, đạt 1,67 tỷ USD sau 11 tháng, và sẽ tiếp tục khả quan trong tháng cuối năm trước khi chính quyền Mỹ có thể áp dụng các mức thuế mới. Mặc dù thị trường Nhật Bản, EU và Hàn Quốc không có sự bứt phá lớn trong tháng 11.2024 nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2023. Trong đó, tôm và cá tra tiếp tục là hai trụ cột chính đóng góp vào thành công này với tổng kim ngạch 6 tỷ USD.

Rủi ro thuế, thiếu nguyên liệu và áp lực cạnh tranh

Về triển vọng năm 2025, VASEP nhận định xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp đà tăng trưởng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức mới; đặc biệt là từ chính sách thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhập khẩu dồn dập trong các tháng cuối năm 2024, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với những rủi ro như tăng cước vận tải.

Đồng thời, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đó là những thách thức về chi phí và yêu cầu cải tiến quy trình sản xuất, các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào công nghệ xanh và cải thiện quy trình, đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể. Ngoài ra, việc chuyển đổi mô hình sản xuất cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi khó tiếp cận vốn để nâng cấp công nghệ và đạt chứng nhận bền vững.

Bên cạnh yếu tố tác động thị trường, các mặt hàng chủ lực của ngành như tôm, cá tra, cá ngừ cũng gặp nhiều khó khăn. Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta Hồ Quốc Lực, từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân do sức cung giảm, sức cung giảm là do tôm nuôi nhiễm bệnh khá trầm trọng. Do hấp dẫn về giá, từ tháng 10 đến nay tình hình thả nuôi mới diễn tiến khá rầm rộ. Hiện là cuối mùa mưa bão, rủi ro trong nuôi tôm đã giảm, nhưng tình hình ao tôm thả mới bị thiệt hại thì chưa cải thiện. Trong vòng một tháng sau khi thả nuôi, tình trạng ao tôm đã bị nhiễm bệnh khá phổ biến.

Ông Lực cho biết, với diễn biến này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý I.2025. Các doanh nghiệp chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về cá tra, sức ép cạnh tranh với các sản phẩm cá thịt trắng khác như cá rô phi, cá lóc, cá minh thái… ngày càng lớn. Hiện thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí nuôi cá tra; nhưng nguồn cung bột cá, dầu cá - nguyên liệu chính sản xuất thức ăn hiện có xu hướng giảm cùng với các quy định về đánh bắt bất hợp pháp ngày càng chặt chẽ khiến việc lệ thuộc vào nguồn cung này trở nên không bền vững trong tương lai. Đồng thời, các quốc gia như Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc đang mở rộng diện tích nuôi cá tra và chế biến các sản phẩm thủy sản tương tự. Với chiến lược tiếp cận thị trường tốt, họ đang từng bước chiếm lĩnh được một vài thị trường với giá phù hợp với phân khúc thị trường mà họ đang hướng tới. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt tại các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Đối với mặt hàng cá ngừ, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý vì vướng quy định về kích thước cá ngừ vằn được phép đánh bắt (chiều dài nhỏ nhất cho phép đánh bắt là 500mm). Theo quy định này, nếu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua cá ngừ vằn nhỏ hơn kích cỡ được khai thác thì không được cấp giấy xác nhận nguyên liệu hải sản khai thác để phục vụ xuất khẩu.

Kinh tế

Doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích khi chủ động tuân thủ pháp luật hải quan
Kinh tế

Gia tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15.7.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.

11 tháng năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD
Kinh tế

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11.2024 đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% (tương ứng giảm 2,83 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 1,9 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 933 triệu USD); cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11.2024 thặng dư 1,06 tỷ USD.

Các sản phẩm được giới thiệu tại Hội nghị
Kinh tế

Thúc đẩy hợp tác công - tư xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Việt Nam đang mở rộng hợp tác liên ngành và quốc tế; các mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đang dần hình thành một nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải, tăng khả năng thích ứng với thách thức mới. Đây là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào hệ thống lương thực bền vững toàn cầu.

Đề nghị cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế tại cửa khẩu
Kinh tế

Nên cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế ngay tại cửa khẩu

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất nâng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh lên 200 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với doanh nghiệp. Đồng thời, cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế ngay tại cửa khẩu và được đi lại bình thường.

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024
Bất động sản

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024

Tập đoàn KDI Holdings một lần nữa ghi dấu ấn khi xuất sắc nhận cú đúp giải thưởng tại Lễ vinh danh “Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2024” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức, với các giải thưởng “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” và “Bất động sản nghỉ dưỡng tiêu biểu” cho dự án Libera Nha Trang.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Vincom Retail (Hose: VRE) vừa được vinh danh ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Top 25 Thương hiệu dẫn đầu theo xếp hạng của Forbes Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị tốt nhất Việt Nam. Thành tích này là minh chứng cho nỗ lực của Vincom Retail trong quá trình nâng cao chất lượng quản trị, gia tăng hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong thường xuyên trúng thầu sát giá, hàng loạt gói thầu chỉ tiết kiệm dưới 1% tại Quảng Ninh
Kinh tế

Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong thường xuyên trúng thầu sát giá, hàng loạt gói thầu chỉ tiết kiệm dưới 1% tại Quảng Ninh

Từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong là nhà thầu “quen mặt” trúng hàng loạt các gói thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.