Xuất khẩu ớt 7 tháng đầu năm đạt hơn 8.000 tấn

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPA), 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ớt của nước ta đạt 8.023 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu ớt 7 tháng đầu năm đạt hơn 8.000 tấn -0
Ảnh minh họa. Nguồn: VPA

Chỉ tính riêng trong tháng 7.2024, cả nước xuất khẩu được 697 tấn ớt, kim ngạch đạt 1,6 triệu USD. So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 14,5%.

Tính chung 7 tháng qua, tổng lượng ớt xuất khẩu của cả nước đạt 8.023 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, thị trường châu Á tiếp tục đóng vai trò chủ đạo với 7.727 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023; thị trường châu Mỹ đạt 143 tấn, tăng 123,4%; thị trường châu Âu đạt 80 tấn và châu Phi là 73 tấn.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay, đạt 6.834 tấn, chiếm 85,2% tổng sản lượng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xuất khẩu 7 tháng qua sang Trung Quốc giảm 1,9%.

Xếp vị trí thứ hai là thị trường Lào với 810 tấn, chiếm 10%; tăng 44,6% so cùng kỳ.

Thị trường Hoa Kỳ xếp vị trí thứ ba, đạt 134 tấn, tăng 157,7% so cùng kỳ.

Cũng trong 7 tháng qua đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh tại một số thị trường xuất khẩu ớt của Việt Nam. Cụ thể, Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh nhất, với 640% (từ mức 5 tấn của cùng kỳ năm 2023 lên 37 tấn); Senegal tăng 300%, với sản lượng đạt 8 tấn…

Theo Cục Trồng trọt, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long với tổng diện tích trên 7.000ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Tại Tây Nguyên, diện tích trồng ớt đạt khoảng 4.000 - 5.000ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm.

Kể từ tháng 3.2022, Trung Quốc cho phép Việt Nam được xuất khẩu ớt chính ngạch sang thị trường nước này đã tạo điều kiện gia tăng sản lượng xuất khẩu. Năm 2023, xuất khẩu ớt của cả nước đạt 20 triệu USD, tương đương 10.173 tấn, tăng 107% so với năm trước.

Hiện, xuất khẩu ớt đang đối diện với không ít khó khăn. Theo đó, hồi tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương phát đi thông báo cho biết, Ủy ban châu Âu đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11.6.2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973.

Cụ thể, các sản phẩm nông sản gồm ớt, thanh long, đậu bắp của Việt Nam tiếp tục bị EU tăng tần suất kiểm tra, siết chặt các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong đó, đối với sản phẩm ớt, EU áp dụng với tần suất kiểm tra 50%; đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. 

Do vậy, để tiếp tục xuất khẩu ổn định các mặt hàng nông sản vào thị trường EU, trong đó có ớt, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường này.

Kinh tế

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm
Doanh nghiệp

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) và Bảo hiểm Agribank đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc số hóa ngành bảo hiểm. Đây là bước đi tiên phong của cả hai bên trong việc định hình và phát triển thị trường bảo hiểm số tại Việt Nam, theo mục tiêu chuyển đổi số của Nhà nước, mang đến các giải pháp bảo hiểm thông minh và tiện ích cho khách hàng.

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước
Doanh nghiệp

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế giá trị gia tăng không những làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu, đem lại lợi ích cho người nông dân, mà còn tạo động lực, cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài, phát triển bền vững.

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu
Doanh nghiệp

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu

Hà Nội, ngày 11.10 – Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trở thành ngân hàng tư nhân duy nhất giữ vững vị trí Top 5 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023. Đồng thời, Techcombank tiếp tục thăng hạng ấn tượng lên vị trí thứ 160 trong bảng xếp hạng Top 200 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Ông Phạm Văn Việt
Kinh tế

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.