Thừa Thiên - Huế

Xuất khẩu lao động đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo

Xuất khẩu lao động và đào tạo chuyển đổi nghề luôn là 2 công tác được ngành lao động tỉnh Thừa Thiên – Huế quan tâm đặc biệt. Nhờ triển khai tốt những công tác này mà địa phương này đã có nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Mang lại nguồn thu đáng kể

Tại thị xã Hương Thuỷ (tỉnh Thừa Thiên - Huế), thời gian qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, công tác giảm nghèo bền vững luôn được cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả. Địa phương rất quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề, hỗ trợ, tìm kiếm việc làm, đặc biệt là đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2024, thị xã Hương Thuỷ đã hỗ trợ đưa 220 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Gia đình ông Liên Bang (trú tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ) có 2 người con hiện đang làm việc tại Nhật Bản theo hình thức du học và xuất khẩu lao động. Ông Bang cho biết, không chỉ phụ giúp gia đình trang trải kinh tế, nhờ đi xuất khẩu lao động, cả 2 người con của ông đều có được công việc ổn định, với nguồn thu nhập cao.

Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho biết, cùng với việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người lao động nắm bắt các chế độ, chính sách và tổ chức các hội nghị, tư vấn về xuất khẩu lao động, địa phương cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Từ đó, để kịp thời hỗ trợ cũng như giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động.

snapedit-1712590355925.jpg
Nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có xu hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Ảnh: NQ

Theo UBND thị xã Hương Thuỷ, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Đồng thời, từng bước làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về hiệu quả thiết thực từ xuất khẩu lao động.

Tại huyện Phú Lộc, việc hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được địa phương quan tâm, chú trọng. Huyện Phú Lộc cũng thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi cho đối tượng là hộ nghèo đi lao động ở nước ngoài. Trong năm 2023, huyện Phú Lộc đã đưa 389 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt tỷ lệ 129,7% kế hoạch. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, địa phương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đưa 194 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Theo Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững huyện Phú Lộc, thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong năm 2023, toàn huyện Phú Lộc có thêm 447 hộ thoát nghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 1,66%.

Thời gian tới, huyện Phú Lộc chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án và hỗ trợ thoát nghèo, cụ thể như: xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ thiếu hụt thông tin, xây dựng nhà vệ sinh, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo từng hộ nghèo và cận nghèo có nhu cầu.

Ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo

Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và xã hội tính đến tháng 7.2024, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải quyết việc làm cho 11.556 người lao động, đạt 67,98% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó, 618 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.567 người, đạt 76,43% so với kế hoạch năm 2024, trong đó có 55 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ đầu năm đến nay, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận và giải quyết chính sách hỗ trợ cho khoảng 234 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, với số tiền 555,640 triệu đồng, (có 8 trường hợp thuộc hộ cận nghèo và 3 trường hợp thuộc xã bãi ngang ven biển với tổng số tiền 76,45 triệu đồng).

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế bền vững cho cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cần có các giải pháp đồng bộ, thống nhất.

Trong đó, tạo điều kiện để người lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào DTTS miền núi được tiếp cận với các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ một số chương trình ký kết của Chính phủ Việt Nam với các Chính phủ nước ngoài (Chương trình EPS, EPA…) nhằm hạn chế rủi ro, giảm bớt chi phí cho người lao động.

Ngoài ra, cần kết nối với các dự án, các chương trình hỗ trợ phi lợi nhuận đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn đi làm việc ở nước ngoài, từ đó góp phần tạo việc làm cho lao động có hoàn cảnh khó khăn của địa phương vùng biên giới, đồng thời thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.

Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước
Xã hội

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước

Ngày 10.12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 15 năm triển khai Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28.1.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Ảnh minh họa
Đời sống

Tập trung đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chi chặt chẽ

Trong thời gian còn lại của năm, Kho bạc Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt với cơ quan thu ngân sách để tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời, kiểm soát chi đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời để góp phần thực hiện mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công.

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2
Đời sống

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2

Năm học 2024 – 2025, chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng các em học sinh hoàn cảnh khó khăn. Với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, chương trình dự kiến thực hiện hơn 1 triệu bữa cơm có thịt cho các em học sinh tại gần 100 điểm trường ở 9 tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự kiến đến hết năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ 1,5 - 2,5%/năm; 13 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 122 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%. Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 97,2%.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tham gia luyện tập.
Đời sống

Thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí của Quân đội

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đang đến rất gần; đây là sự kiện quan trọng, là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, do đó sẽ mang ý nghĩa to lớn với Việt Nam; hứa hẹn với sự tham gia đông đảo các đoàn đại biểu quốc tế.

Nhân viên ngành điện thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị phục vụ công tác đóng điện
Đời sống

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành

Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công giai đoạn 1, Dự án Trạm biến áp (TBA) 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án đặc biệt quan trọng, cung cấp điện cho Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - công trình trọng điểm quốc gia. Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức, Chủ tịch Công đoàn EVNSPC Lê Xuân Thái trực tiếp có mặt tại công trình để chỉ đạo, động viên công tác đóng điện.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.