Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD năm 2023

Năm 2022, dù phải trải qua nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn xuất sắc cán đích 16,9 tỷ USD. Tiếp đà tăng trưởng, năm 2023 ngành đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, bên cạnh những giải pháp cụ thể, Tổng cục sẽ tập trung phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu. Bởi, ngành gỗ dễ là đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại.

Tăng trưởng trong khó khăn 

Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Nông lâm thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Bình cho biết, thời gian qua tình hình thương mại nói chung và ngành gỗ nói riêng không tránh khỏi khó khăn. Nguyên nhân là do Covid-19, tình hình chính trị và xu hướng lạm phát tăng cao nhất là từ thị trường lớn Mỹ, EU, khiến các doanh nghiệp gặp khó trong việc ký kết và thực hiện các đơn hàng. Khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành gỗ là chi phí đầu vào cao và xu hướng giá tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, trong đó có gỗ. Thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh cũng làm sản xuất gỗ mất lợi thế cạnh tranh. Lãi suất tăng nhanh làm chi phí vốn cao, rủi ro gián đoạn nguồn cung nguyên liệu và chuỗi giá trị phục vụ cho ngành sản xuất gỗ.

Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2023
Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2023

Nhìn lại một năm qua của ngành gỗ, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam Ngô Sỹ Hoài thừa nhận, mặc dù thị trường sụt giảm nghiêm trọng trong quý III.2022; sang quý IV.2022, đơn hàng tiếp tục sụt giảm chỉ đạt 3,6 tỷ USD; giảm 3,4% so với cùng kỳ 2021, tuy nhiên, cả năm 2022, xuất khẩu lâm sản vẫn ước đạt 16,9 tỷ USD; tăng 6% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu xuất khẩu 16,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,8 tỷ USD; tăng 7%; lâm sản ngoài gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,3%. Một trong những động lực quan trọng của xuất khẩu là do mở rộng xuất khẩu tại Trung Quốc và Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc chiếm tổng giá trị xuất khẩu ước đạt gần 15,5 tỷ USD, chiếm 91% giá trị xuất khẩu lâm sản.

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 4% so với 2021. Năm nay, ngành xuất siêu khoảng 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021.

Năm 2023, ngành đặt mục tiêu tích cực với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5 - 5,5%. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 42%. Trồng rừng tập trung 245.000ha, trồng 140 triệu cây phân tán, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác 22 triệu m3, thu dịch vụ môi trường rừng khoảng 3.000 tỷ đồng.

Chủ động đối phó với vụ kiện phòng vệ thương mại

Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với quá trình tự do thương mại thông qua nhiều Hiệp định thương mại, do đó cạnh tranh thương mại sẽ ngày càng trở nên gay gắt, rất nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phòng vệ, tự vệ. Đã có một số tờ báo ở Mỹ đăng tin sản phẩm gỗ của Việt Nam sử dụng nguyên liệu của Nga nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc. EU cũng đã thông qua đạo luật, trong đó tất cả sản phẩm trồng trên rừng, dù khai thác hợp pháp hay bất hợp pháp đều bị xử lý. Do đó doanh nghiệp cần quan tâm, lưu ý vấn đề này.

Ông Ngô Sỹ Hoài phân trần, ngành công nghiệp gỗ đã và đang đương đầu đối đầu với vụ kiện chống bán phá giá. Việt Nam có trên 6.000 doanh nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó khoảng 3.000 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thường các biện pháp phòng vệ thương mại đều rất nặng nề, khiến một số doanh nghiệp có nguy cơ bị vỡ nợ do sử dụng vay vốn ngân hàng sản xuất, đầu tư, đối diện nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp sẽ không bao giờ tránh khỏi những rắc rối về phòng vệ thương mại, nên phải làm quen.

Vậy để ứng phó tốt với các vụ việc phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần làm gì? Ông Hoài nhấn mạnh cần chuẩn bị tốt 2 giai đoạn. Đầu tiên là tiền khởi kiện, trước khi ký kết hợp đồng thương mại, chuẩn bị lô hàng đồ gỗ xuất khẩu, phải nghe ngóng, trang bị công cụ tốt nhất. Doanh nghiệp cần áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại để khi có bất trắc cần có bằng chứng, hóa đơn, chứng từ chứng minh công việc làm ăn minh bạch.

Tiếp đến là đối phó với các vụ kiện ở thị trường lớn đã khởi xướng điều tra. Doanh nghiệp của ta thường yếu về kiến thức luật pháp quốc tế, ngoại ngữ, tin học. Một số thuê được luật sư nước ngoài nhưng bất đồng ngôn ngữ, hiểu biết của luật sư với thực tiễn không đầy đủ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp bị đưa vào danh sách đen. Việc tăng cường quản trị năng lực doanh nghiệp là điều cần thiết, đầu tư về kiến thức, công nghệ và cả con người.

Ngoài ra, vai trò của từng Hiệp hội gỗ tại các địa phương, Hiệp hội Gỗ Việt Nam, phía cơ quan chức năng phải được nâng cao, tăng cường cảnh báo kịp thời tới doanh nghiệp, có các khóa đào tạo cho doanh nghiệp các kĩ năng phòng vệ thương mại, phản biện, lưu giữ hồ sơ...

Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi, sát sao các vụ việc, nhất quán cung cấp thông tin, có bằng chứng, lý lẽ, số liệu phải xuyên suốt. Khi cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, nếu có sự khác biệt thì phải giải thích, minh bạch, không che giấu. Về phía Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam… kịp thời hỗ trợ công tác thông tin, giải pháp về phòng vệ thương mại. Kết nối giao thương cho các doanh nghiệp gỗ, bảo đảm phát triển ổn định bền vững.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2023, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030. Bên cạnh đó, tập trung thực hiện phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại của một số doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu từ các nước có nhiều rủi ro về nguồn gốc gỗ bất hợp pháp.

Kinh tế

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững
Doanh nghiệp

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững

Vừa qua, tại hội thảo “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bao trùm vì một tương lai thịnh vượng,” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) và UN Women tổ chức, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có bài phát biểu truyền cảm hứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp
Doanh nghiệp

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Thai Village Restaurant nổi bật trong lòng thực khách chính là việc sử dụng nguyên liệu tươi ngon, cao cấp. Đặc biệt, đối với các món soup bào ngư và vi cá, việc chọn lựa nguyên liệu luôn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn.

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ
Kinh tế

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ

Tại Kết luận thanh tra đối với Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương trong việc sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng tài sản công mà Công ty được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cơ quan thanh tra cũng chỉ ra 2 dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm Chủ đầu tư được hoàn thành từ 2015 nhưng không được sử dụng và sử dụng không đúng công năng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất nhập khẩu hướng tới mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15%, trong đó cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta năm 2024. Trên nền tảng này, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với 2024.

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu (lần 2)
Kinh tế

Quy định rõ để thuận lợi khi áp dụng

Góp ý dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất ban soạn thảo quy định rõ nhiều nội dung về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu để tạo thuận lợi trong thực thi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ảnh minhh họa
Kinh tế

Nhiều nơi giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 12.2024, giải ngân đầu tư công của cả nước ước đạt trên 529,6 nghìn tỷ đồng, bằng 77,55% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ năm 2023; đến nay vẫn còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.

 Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Kinh tế

Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt khó khăn, ngành nông nghiệp lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3,3 - 3,4% và xuất khẩu 64 - 65 tỷ USD trong năm 2025.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.