Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo xuất khẩu cá ngừ sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng và sự đổi mới trong chính sách thuế quan của các thị trường quốc tế.

Năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 1 tỷ USD

Theo số liệu của hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2024 đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023.

Thông tin cụ thể hơn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến khác sau khi sụt giảm liên tục trong những tháng đầu năm đã tăng trưởng liên tục trong những tháng cuối năm, tăng 24% so với cùng kỳ, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trái lại, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp lại có xu hướng sụt giảm trong nửa cuối năm; lũy kế cả năm tăng 17%. Các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Xuất khẩu nhóm sản phẩm này trong năm 2024 đã tăng trở lại và có xu hướng tăng nhanh trong những tháng cuối năm.

Xuất khẩu cá ngừ năm 2024 tăng 17%, thu gần 1 tỷ USD. Nguồn: ITN

Xuất khẩu cá ngừ năm 2024 tăng 17%, thu gần 1 tỷ USD. Nguồn: ITN

Tính đến hết năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính vẫn ở mức cao hơn so với năm 2023, song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng không ổn định trong nửa cuối năm. Trong khi xuất khẩu cá ngừ sang EU, Canada tăng trở lại thì xuất khẩu sang Nhật Bản, Israel lại sụt giảm liên tục.

Bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ (VASEP) cho rằng, xuất khẩu cá ngừ sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025 nhờ nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng. Ngoài ra, sự đổi mới trong chính sách thuế quan của các thị trường quốc tế, đặc biệt tại Mỹ, sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, Việt Nam có thể tiếp tục hưởng lợi từ các biện pháp đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tạo động lực cho ngư dân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ vẫn đang gặp rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, xuất khẩu sang thị trường khác đang chậm lại do vướng mắc trong khâu cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguồn gốc thủy sản khai thác.

Ngày 5.12.2024, Thủ tướng đã ký Công điện số 127/CĐ-TTg về việc chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại địa phương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình trạng đơn vị quản lý cảng cá và cơ quan quản lý thủy sản địa phương chưa thực hiện đúng theo quy định hiện hành hoặc áp dụng máy móc, cứng nhắc, lạm dụng quy định để yêu cầu thêm một số nội dung pháp luật chưa quy định đã gây khó khăn trong việc cấp giấy SC, giấy CC phục vụ xuất khẩu thủy sản vẫn chưa được tháo gỡ. Hồ sơ tồn đọng khiến cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp gặp khó.

Bên cạnh đó, từ ngày 1.1.2025, hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận trong Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đã được khởi động lại. Trong khi đó, đang vào mùa khai thác hải sản ngoài khơi nhưng nhiều tàu đánh cá ngừ vằn ở 3 tỉnh trọng điểm buộc phải nằm bờ vì kích cỡ cá theo quy định không nhiều, ngư dân ra khơi nắm chắc lỗ.

Theo phản ánh của ngư dân, hiện giá thu mua cá ngừ của các chủ vựa xuống thấp, tàu ra khơi nếu không lỗ tiền dầu thì cũng lỗ tiền công. Với tình hình này, doanh nghiệp không mua được cá ngừ vằn có xuất xứ thuần tuý để xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế. Nếu tình trạng này kéo dài, ngư dân không có thu nhập, doanh nghiệp mất thị trường. Các nhà nhập khẩu sẽ tìm các nguồn cung thay thế cho nguồn cung từ Việt Nam cũng đang được hưởng ưu đãi thuế quan như Philippines hay Ecuador.

Thêm vào đó, Thái Lan cũng đang ráo riết đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với EU. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, một khi các doanh nghiệp đã mất thị trường thì rất khó phục hồi. Do đó, cả doanh nghiệp và ngư dân đang ngóng chờ việc điều chỉnh quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác đối với cá ngừ vằn (50cm) tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP.

Để thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ phát triển hơn nữa, VASEP cho rằng, với ngư dân, phải thực thi các giải pháp để họ vừa tuân thủ các quy định pháp luật bao gồm cả IUU, vừa có động lực để tăng cường khai thác biển, tái đầu tư để vươn khơi xa, đồng thời được khai thác và tiêu thụ nguyên liệu bình thường. Các giải pháp đó là: thành lập chợ đấu giá để bán được giá tốt nhất cho ngư dân) và tập trung được dữ liệu truy xuất nguồn gốc. Tiếp tục soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi); soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài – đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư...

Đối với doanh nghiệp, tiếp tục rà soát cải thiện quy trình, thủ tục việc cấp giấy SC, CC để giải quyết các bất cập phát sinh trong thời gian qua; đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký lựa chọn phương án lấy mẫu thẩm tra (theo lô hàng sản xuất hoặc lô hàng xuất khẩu) bằng cách cho doanh nghiệp lựa chọn khi gửi kế hoạch sản xuất xuất khẩu (phụ thuộc quy mô nhà máy)…

"Năm 2025, nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và ngư dân, dự báo xuất khẩu cá ngừ có thể tăng trưởng mạnh hơn", VASEP nhấn mạnh.

Kinh tế

 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 0,6%
Infographic

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 0,6%

Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 1.2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1.2025 ước tính tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,2% và riêng ngành khai khoáng giảm 10,4%.

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện vì sự phát triển bền vững của Vietcombank
Doanh nghiệp

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện

Trong bối cảnh Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp nhiều thách thức từ biến động tài chính quốc tế; tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, năm 2024, Đoàn Thanh niên Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng hệ thống Vietcombank thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Vietcombank lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025
Kinh tế

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025

Trong báo cáo mới công bố, Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện kinh doanh cải thiện sẽ tạo môi trường tín nhiệm ổn định trong năm 2025, sau khi đã cải thiện đáng kể trong năm 2024.

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.