Xuất khẩu cá ngừ khó cán mốc “tỷ đô”

Theo chuyên gia của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong khi thị trường cá ngừ toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi thì ngành cá ngừ nước ta lại đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu. Khả năng năm nay, xuất khẩu cá ngừ khó cán mốc “tỷ đô” như năm 2022.

Xuất khẩu sang các thị trường chính không ổn định

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 3.2024, xuất khẩu cá ngừ tăng 17%, đạt gần 84 triệu USD. Luỹ kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 215 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng thấp hơn 17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tính đến hết tháng 3.2024, cá ngừ Việt Nam đã xuất được sang 86 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường chính là Mỹ, EU, khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Nga, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong tháng 3, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ đã tăng trở lại với mức tăng 16%, đạt hơn 32 triệu USD. Các đơn hàng sang châu Âu (EU) cũng tăng 30%, đạt 19 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ sang Italy và Đức, hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối này, tiếp tục tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nhiều thị trường trong khối EU như Hà Lan, Tây Ban Nha, Lithuania… đang giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu cá ngừ khó cán mốc “tỷ đô”
Nguồn: TTXVN

Xuất khẩu sang Israel và Canada cũng tăng tốc trong tháng 3, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 95% và 143%.

Sau một thời gian bất ổn, xuất khẩu sang thị trường Nga phục hồi mạnh mẽ từ cuối năm 2023. Riêng tháng 3.2024, xuất khẩu cá ngừ sang Nga tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Luỹ kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này tăng 65%, đạt gần 9 triệu USD. Con số này đã đưa Nga trở thành thị trường xuất khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 trong quý I.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang nhiều thị trường chính khác trong tháng 3 lại không khả quan, như Nhật Bản giảm 18%, Mexico giảm 38%, Chile giảm 34% và Thái Lan giảm 78%. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 3 chưa được cao.

Nhiều yếu tố kìm hãm tăng trưởng

Chuyên gia thị trường cá ngừ (VASEP) Nguyễn Hà nhận định, trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Hiện sản lượng đánh bắt cá ngừ trong nước giảm; theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng khai thác biển trong 3 tháng đầu năm ước đạt 833,6 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng về cá ngừ, sản lượng khai thác 3 tháng đầu năm tại 3 tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ ước đạt 5.392 tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tại Phú Yên ước đạt 1.008 tấn, ước giảm 12% so cùng kỳ; tại Bình Định ước đạt 3.916 tấn, tăng 4%; tại Khánh Hòa ước đạt 368 tấn, giảm 12%.

Bên cạnh đó, mặc dù giá cá ngừ nguyên liệu tại Bangkok đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua nhưng căng thẳng tại biển Đỏ vẫn tiếp tục gia tăng. Có thể trong quý I.2024, điều này chưa ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu nhưng với tốc độ gia tăng giá cước phí vận chuyển như hiện nay và thời gian giao hàng kéo dài sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn.

Ngoài ra, những vướng mắc liên quan đến thủy sản khai thác và quy định chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cũng đang khiến cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp gặp khó. Cụ thể, tình trạng thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá kéo dài hàng tháng, thậm chí 2 - 3 tháng đang gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chuyên gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên xem xét thay đổi quy định theo hướng cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong kiểm soát IUU.

Bên cạnh đó, thời gian qua, việc Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 với nhiều quy định mới được đánh giá là xóa dần khoảng trống về chính sách. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn quan ngại việc Nghị định 37 yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu. Mối lo càng lớn hơn trong bối cảnh, nguồn nguyên liệu trong nước giảm, doanh nghiệp cá ngừ phải gia tăng nhập khẩu cá ngừ từ bên ngoài để đáp ứng các đơn hàng...

Với những khó khăn trên, VASEP dự kiến năm 2024 xuất khẩu cá ngừ sẽ phục hồi chậm và khó cán mốc “tỷ đô” như năm 2022.

Kinh tế

Cần quyết tâm rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%
Kinh tế

Cần quyết tâm rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Hôm nay, 10.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Đề án), trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường sắp tới. Theo các chuyên gia, đây là mục tiêu rất thách thức, song vẫn có những dư địa đạt được và đòi hỏi quyết tâm rất lớn của từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ
Kinh tế

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo xuất khẩu cá ngừ sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng và sự đổi mới trong chính sách thuế quan của các thị trường quốc tế.

 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 0,6%
Infographic

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 0,6%

Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 1.2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1.2025 ước tính tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,2% và riêng ngành khai khoáng giảm 10,4%.

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện vì sự phát triển bền vững của Vietcombank
Doanh nghiệp

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện

Trong bối cảnh Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp nhiều thách thức từ biến động tài chính quốc tế; tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, năm 2024, Đoàn Thanh niên Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng hệ thống Vietcombank thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Vietcombank lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025
Kinh tế

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025

Trong báo cáo mới công bố, Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện kinh doanh cải thiện sẽ tạo môi trường tín nhiệm ổn định trong năm 2025, sau khi đã cải thiện đáng kể trong năm 2024.

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.