Xuất bản bộ sách về địa danh, địa giới trong lịch sử Việt Nam

Bộ sách là công trình khoa học được khảo cứu, biên soạn, tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về sự phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử, từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về địa danh, địa giới hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời cung cấp cho bạn đọc tư liệu có giá trị về đề tài này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam do nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân biên soạn.

Thay đổi địa giới hành chính là quá trình điều chỉnh, sắp xếp, sửa đổi và cải cách các đơn vị hành chính trên toàn bộ lãnh thổ hoặc tại khu vực nào đó của một quốc gia. Sự phát triển của quốc gia là một tiến trình liên tục, không ngừng nghỉ, đòi hỏi bộ máy hành chính ở các cấp độ khác nhau cũng phải được điều chỉnh, sắp xếp kịp thời, tương ứng với sự phát triển đó để thích hợp với thực tế lịch sử và xã hội mới.

Bộ sách "Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam" vừa được NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành

Bộ sách "Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam" vừa được NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành

Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, cùng với những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội thì những thay đổi về địa lý hành chính cũng rất phức tạp. Trong đó, số lượng đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và trực thuộc địa phương thay đổi liên tục.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp dưới các triều đại phong kiến như: châu, quận, đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh, huyện, giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã... tùy theo từng giai đoạn hay trong lịch sử cận, hiện đại là sự thay đổi từ xã, huyện, tỉnh diễn ra liên tục và biến đổi không ngừng.

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học và các nhà khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này, nhất là về mặt tư liệu thì hồ sơ, tài liệu, văn bản ghi chép về địa danh, địa giới và những thay đổi của các đơn vị hành chính đang tản mạn, chưa được lưu giữ một cách khoa học và rất khó khăn trong khai thác.

Bộ sách Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam gồm 2 tập: Tập I: Từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến tháng 4.1975; Tập II: Từ tháng 5.1975 đến tháng 12.2024.

Bộ sách giới thiệu quá trình phân chia, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính nước ta từ thời các Vua Hùng dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc; thời kỳ Cách mạng tháng Tám lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc; thời kỳ từ sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất năm 1975, tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước đến nay.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nhận xét, bộ sách cho thấy tác giả đã dày công tìm kiếm nguồn tư liệu mới, nhất là những tư liệu về sự thay đổi địa danh, địa giới thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc mà từ trước đến nay chưa được khai thác và tổng hợp.

Với cách trình bày ngắn gọn, mang tính khái quát, bộ sách được xem là công cụ tra cứu hữu ích đối với các nhà khoa học, các địa phương trong nghiên cứu, biên soạn địa chí và lịch sử địa phương tỉnh, huyện, xã, các nhà đầu tư và độc giả muốn tìm hiểu về các vùng, miền, địa phương ở Việt Nam...

Văn hóa - Thể thao

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.