Xử lý vi phạm về môi trường tại khu công nghiệp còn hạn chế

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế. Điều này đã làm giảm tính răn đe, tính hiệu lực của các văn bản, quy định pháp luật.

Kiểm soát rủi ro ngay từ ban đầu

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), giai đoạn 2017 - 2021, công tác quản lý, bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn Hải Phòng đã từng bước được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Kiểm toán
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Kiểm toán

Cụ thể, UBND thành phố đã ban hành các văn bản, chỉ thị, kế hoạch… về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước. Đáng chú ý, thành phố đã có các chủ trương, quy định cụ thể về danh mục dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện hoặc không chấp thuận đầu tư, qua đó kiểm soát các ngành nghề tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường ngay từ ban đầu.

Đối với công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, UBND thành phố đã phân cấp, ủy quyền nhằm thực hiện cơ chế một cửa liên thông, giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát, thành phố thực hiện định kỳ, qua đó phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh các trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn 2017 - 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện kiểm tra chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với 79/123 cơ sở, đạt 64,2% kế hoạch đề ra; thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định về tài nguyên nước đối với 1 cơ sở. Ban Quản lý khu kinh tế đã thực hiện kiểm tra, giám sát đối với 135/199 cơ sở, đạt 67,8% kế hoạch.

Chưa có hệ thống quan trắc tự động, liên tục

Mặc dù vậy, kết quả kiểm toán chỉ ra vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Theo đó, UBND thành phố ban hành Quyết định số 3471/QĐ-UBND ngày 27.12.2018 về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện trong khu công nghiệp chưa bảo đảm đầy đủ căn cứ theo quy định. Một số văn bản, quy định về tài nguyên nước, bao gồm các nguồn nước tiếp nhận nước thải từ các khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh theo Luật Tài nguyên nước và các văn bản liên quan chưa được ban hành, như quy định về phân vùng chức năng, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước nội tỉnh; danh mục nguồn nước nội tỉnh…

UBND Thành phố cũng chưa xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước theo yêu cầu; chưa có cơ sở để các đơn vị được cấp phép xả thải, khai thác tài nguyên nước cập nhật số liệu; chưa truyền được số liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ công tác giám sát; chưa có hệ thống quan trắc tự động, liên tục để giám sát môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, các điểm quan trắc môi trường trong khu kinh tế, khu công nghiệp còn ít, chủ yếu các vị trí quan trắc ngoài các khu này. Việc lựa chọn các thông số quan trắc môi trường nước mặt từng năm đối với khu kinh tế, khu công nghiệp chưa đầy đủ thông số theo quy định. Điều này dẫn đến các số liệu quan trắc chưa liên tục, chưa bảo đảm dữ liệu phản ánh tình trạng môi trường thường xuyên, đầy đủ phục vụ công tác giám sát, phòng ngừa, ứng phó sự cố, nhất là tại các khu vực trọng điểm, nhạy cảm về môi trường.

Mặt khác, công tác lập, phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế còn trùng lặp (12 cơ sở). Tỷ lệ các cơ sở phải điều chỉnh, đưa ra khỏi kế hoạch không thực hiện thanh tra, kiểm tra còn cao. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường có 44/123 cơ sở chưa kiểm tra, chiếm 35,8% và 13/13 cơ sở chưa thực hiện thanh tra theo kế hoạch đề ra; Ban Quản lý Khu kinh tế có 64/199 cơ sở chưa kiểm tra theo kế hoạch đề ra, chiếm 32,2%.

Cũng theo kết quả kiểm toán, tỷ lệ các cơ sở, dự án có tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường còn ở mức cao. Công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Cụ thể, Ban Quản lý khu kinh tế chưa báo cáo cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Một số cơ sở chưa gửi báo cáo khắc phục về hồ sơ bảo vệ môi trường, chưa có bằng chứng khắc phục, chưa khắc phục hoặc khắc phục chưa đầy đủ các tồn tại qua kiểm tra. Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường chưa phối hợp để rà soát, củng cố hồ sơ và tham mưu cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Theo KTNN, các hạn chế, vi phạm chưa được xử lý nghiêm khắc đã làm giảm tính răn đe, tính hiệu lực của các văn bản, quy định pháp luật, dẫn đến một số trường hợp chưa tuân thủ nghiêm túc các kết luận, kiến nghị kiểm tra cũng như chưa khắc phục đầy đủ hoặc còn tái phạm.

Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).