"xử lý nợ xấu"

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Cần quan tâm đúng mực đối với vấn đề nợ xấu
Chính trị

Cần quan tâm đúng mực đối với vấn đề nợ xấu

Chiều 14.2, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bến Tre) các đại biểu cho rằng, với định hướng tăng trưởng GDP 8% năm 2025 và các năm tiếp theo là tăng trưởng 2 con số thì nhu cầu tăng trưởng tín dụng sẽ rất lớn. Điều này vừa thuận lợi cho các Tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro về nợ xấu nếu không có cơ chế pháp lý kiểm soát, xử lý phù hợp.  

Xử lý nợ xấu: Cần khung pháp lý đủ mạnh
Tài chính

Xử lý nợ xấu: Cần khung pháp lý đủ mạnh

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), lũy kế từ tháng 8.2017 đến cuối tháng 1.2023, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Trung bình khoảng 6,3 nghìn  tỷ đồng/tháng, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 - 2017 trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng/tháng).

Đề xuất mở rộng giám sát rủi ro các tập đoàn tài chính
Chính trị

Đề xuất mở rộng giám sát rủi ro các tập đoàn tài chính

Tại hội thảo do Thường trực Ủy ban Kinh tế vừa tổ chức sáng nay, các ý kiến đề nghị sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành cần chú ý đưa đầy đủ nhất các thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế; đưa quy định cho phép áp dụng cơ chế giám sát rủi ro; mở rộng giám sát rủi ro đến các tập đoàn tài chính.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Không có luật riêng về xử lý nợ xấu
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Không có luật riêng về xử lý nợ xấu

Trước một số ý kiến đề nghị cần có Luật riêng hoặc có khung khổ pháp lý cao hơn cho việc xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, "sẽ không có luật riêng nào về xử lý nợ xấu; cũng không có khung nào nữa vì khung (các cơ chế theo Nghị quyết 42 - PV) đã là cao nhất rồi". Nhất trí kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 đến hết năm 2023, nhưng Chủ tịch Quốc hội lưu ý, pháp điển hoá các quy định về xử lý nợ xấu, sửa đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng mới là giải pháp căn cơ.