Xót xa điểm trường bị tàn phá bởi cơn bão Yagi lịch sử

Cổng trường bị gió quật ngã trông như một đống sắt vụn trên nền đất. Lớp học mất luôn một mảng tường, đất đá, bùn nhão tràn vào. Các vết nứt đã lan đến cả trần, hoàn toàn có thể sập xuống nếu như gặp một trận mưa lớn khác.

“Lớp học của các con không còn nữa rồi…”

Tay không lật từng viên gạch, bới từng lớp bùn nhão trong lớp học, cô giáo Phan Thu Huyền cần mẫn tìm lại từng món đồ chơi yêu thích của các em học sinh đã bị vùi lấp sau vụ sạt lở gây ra bởi cơn bão Yagi. Lớp học khang trang, sạch sẽ trước kia nay chỉ còn lại một đống đổ nát tan hoang.

Điểm trường San Lùng (thuộc trường mầm non Bản Xèo) nằm ở huyện Bát Xát, Lào Cai, một trong những nơi chịu thiệt hại bởi trận lũ quét do hoàn lưu cơn bão lịch sử gây ra. Trước ngày giông bão, ngôi trường nhỏ nhắn này là nơi học tập của hơn 160 em học sinh, đều là con em của các hộ gia đình nghèo trong vùng. Nhưng sau cơn lũ dữ, lớp học đã bị bùn đất vùi lấp, ngôi trường vẫn đang sụt lún, nứt toác, các cô giáo phải gửi những em bé mầm non đi học nhờ nhà của người dân xung quanh.

“Tôi đã dạy học ở vùng cao được 19 năm mà cũng chưa gặp tình trạng này bao giờ. Hàng ngày thấy các con cứ hỏi “Cô giáo ơi đi học chưa”, tôi thấy rất buồn.” - cô Huyền nghẹn ngào.

01.jpg
Hiện tại, lớp học đã bị sập và bùn đất sạt lở vào khu phòng học, không thể sửa chữa lại. Nhiều cơ sở vật chất học tập của các em cũng bị hư hỏng nghiêm trọng.

Do điều kiện nền đất không ổn định sau mưa bão, ngôi trường vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Vậy mà các cô vẫn hàng ngày đến trường dọn dẹp, tìm kiếm chắt chiu từng món đồ chơi nhỏ cho các trò. “Bố mẹ các cháu hoàn cảnh khó khăn lắm, làm sao mua được đồ chơi cho các con. Nhiều món các thầy cô phải đi xin từ điểm trường chính, nay giữ được món nào hay món đó” - cô Huyền tâm sự. Những món đồ chơi cũ đặc quánh bùn đất được các cô giáo cẩn thận rửa sạch, nhưng ngôi trường thì không biết khi nào có thể sửa sang lại để đón các con.

02.jpg
Cô giáo Phan Thu Huyền - cô giáo phụ trách chính điểm trường San Lùng, người đã có 7 năm gắn bó với điểm trường

Chia sẻ yêu thương

Khi nhận được thông tin về điểm trường San Lùng, các CBVN đại diện cho ngân hàng VPBank đã vượt qua những con đường sạt lở, sụt lún quanh co sau sau bão, mang theo rất nhiều yêu thương và quà tặng đến với các em nhỏ.

03.jpg
CBVN đại diện cho ngân hàng VPBank vượt qua những con đường sạt lở, sụt lún để đem niềm vui đến cho các em nhỏ điểm trường San Lùng

Không chỉ chung tay cùng dọn dẹp lại ngôi trường, VPBank đã quyết định dành tặng số tiền 700 triệu đồng cho điểm trường San Lùng để các cô giáo và người dân có thể xây lớp học mới, gia cố lại điểm trường và sớm đón các con đi học trở lại.

04.jpg
VPBank đã quyết định dành tặng số tiền 700 triệu đồng cho cô trò tại điểm trường San Lùng để xây mới lại lớp học cho các em nhỏ

“Chúng tôi rất vui khi được góp phần mang đến cho các em nhỏ ở đây một lớp học mới khang trang hơn, đẹp đẽ hơn và tràn ngập tình yêu thương”- đại diện VPBank chia sẻ.

Được biết số tiền 700 triệu đồng được trích từ chương trình thiện nguyện “Giao dịch VPBank - Ươm mầm thịnh vượng”. Theo đó, với mỗi sổ tiết kiệm mới từ 300 triệu đồng hoặc giao dịch thực hiện trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện chương trình) của khách hàng, VPBank sẽ trích ra số tiền tương ứng từ 100 đồng đến 50.000 đồng để đóng góp cho các công tác an sinh xã hội. Chương trình đã được triển khai thành công từ 22.4.2024 đến 20.7.2024, đạt tổng số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng.

05.jpg
Các CBNV VPBank đã cùng các thầy cô và người dân tham gia vào công tác dọn dẹp bùn đất và gạch đá trong các lớp học

Điểm trường San Lùng cũng là điểm trường thứ 52 trong chuỗi hành trình thiện nguyện xây mới, sang sửa và hỗ trợ các điểm trường khó khăn trên cả nước do VPBank và VTV phối hợp triển khai từ năm 2022 đến nay mang tên “Cặp lá yêu thương - Em vui tới trường”. Chương trình đã nối dài những đóng góp của VPBank hướng tới cộng đồng và xã hội trong những năm qua nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, với con số lên tới gần 1.800 tỷ đồng.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...