Xóa nhà tạm, nhà dột nát - cần sự chung tay của cả cộng đồng

Sáng 9.2, trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của người đứng đầu Chính phủ đối với việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Mái ấm của sự sẻ chia

Từ khi bắt đầu phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất tích cực. Nhiều mái ấm đã được xây nên bởi sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên, tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - hộ gia đình vừa có căn nhà được sửa chữa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên, tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - hộ gia đình vừa có căn nhà được sửa chữa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phát huy hết khả năng, tâm huyết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo để chung tay, góp sức tạo phong trào sâu rộng, thực chất, hiệu quả thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Đơn cử như Quảng Ngãi, toàn tỉnh đã triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và đã xây dựng được hơn 2.100 căn nhà cho gia đình chính sách, người nghèo khó khăn về nhà ở. Đây là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh trong việc thực hiện cũng như huy động sự chung tay của các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội… cùng chung tay thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, nơi còn nhiều hộ nghèo. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện, tỉnh Hà Giang đã xây dựng được 2.175 nhà/tổng số 10.688 hộ cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 2.009 nhà xây mới, 166 nhà sửa chữa. Hay như ở Thanh Hóa, tính từ tháng 3.2024 cho đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã vận động được 226 tỷ đồng và đã hỗ trợ làm nhà cho trên 4.000 căn nhà...

Nhiều bộ, ngành đã rất tích cực ủng hộ chương trình này bằng những đóng góp thiết thực vào Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Những ngôi nhà tạm được thay thế bởi ngôi nhà vững chãi. Những ngôi nhà dột nát được sửa chữa thành những ngôi nhà kiên cố để bảo đảm an toàn cho cuộc sống của người dân. Những ngôi nhà ấy được xây nên bởi sự đoàn kết, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị vì “mái ấm cho đồng bào mình”.

Không ai bị bỏ lại phía sau

Về kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, về xác định thời gian hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, một số địa phương đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn yêu cầu. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh là địa phương đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm nhất (hoàn thành chậm nhất vào ngày 3.2.2025); 7 địa phương xác định hoàn thành trong quý II.2025 (Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Tây Ninh, Long An); 12 địa phương xác định hoàn thành trong quý III.2025 (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau)… Đây là những cam kết chính trị rất lớn của lãnh đạo địa phương, cũng như sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân cùng chung tay thực hiện đối với người dân còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Những ngôi nhà được sửa chữa, xây mới đó là những “quả ngọt” bước đầu. Những cam kết hoàn thành về đích trước hạn là những tín hiệu vui, tích cực để các địa phương trên cả nước nhìn vào đó có động lực tiếp tục, tăng tốc triển khai thực hiện chương trình.

Số nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước vẫn còn nhiều. Để hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, đòi hỏi các địa phương phải đổi mới phương pháp huy động nguồn lực theo hướng đa dạng hóa nguồn lực, ngoài huy động nguồn lực từ trung ương, địa phương cần có sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng, trong đó có các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện cùng “chia ngọt, sẻ bùi”. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi sự phát huy vai trò của cá nhân người đứng đầu trong công tác dân vận, cũng như quyết tâm, quyết liệt triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cùng với đó, cần giám sát chặt chẽ để bảo đảm việc sử dụng nguồn lực dành cho chương trình được hiệu quả, công khai minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực, lãng phí, tham nhũng khi thực hiện chương trình. Có như vậy, mới bảo đảm chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát đến được đúng đối tượng thụ hưởng, để người dân được “an cư lạc nghiệp”, “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đời sống

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu
Đời sống

Hậu kiểm chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.

Ảnh minh họa
Đời sống

Ưu tiên phát triển nhà ở cho thuê

Cùng với đà tăng giá không ngừng của phân khúc căn hộ chung cư, giá thuê căn hộ Hà Nội, đặc biệt là ở khu vực trung tâm, liên tục tăng cao khiến lao động trẻ khó tìm kiếm nơi ở phù hợp. Do vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, viên chức, trí thức trẻ, lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm.

Tuổi trẻ Kiểm toán Nhà nước - khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên
Đời sống

Tuổi trẻ Kiểm toán Nhà nước - khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên

Chiều 13.3, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Đoàn Thanh niên KTNN tổ chức Chương trình đối thoại giữa Tổng Kiểm toán Nhà nước với đoàn viên, thanh niên năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ KTNN - Khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên". Chương trình được kết nối trực tuyến tới 12 điểm cầu KTNN các khu vực.

Cảnh báo lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý đúng
Xã hội

Cảnh báo lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý đúng

Theo Công an TP. Hà Nội, khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người dân không sử dụng số tiền đó vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.