Xét tuyển đại học 2025: Bộ GD-ĐT nên hạn chế các phương thức tuyển sinh dễ dãi, “vơ vét” người học

GS.TS Nguyễn Đình Đức đề xuất, Bộ GD-ĐT chỉ nên hạn chế với các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để “vơ vét” người học”.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Dự thảo đang trong quá trình xây dựng, xin ý kiến để hoàn thiện. Quy chế mới sẽ được áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025.

Tại Dự thảo Thông tư, Bộ GD-ĐT quy định, cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Về quy định xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung, theo Dự thảo Thông tư, điểm trúng tuyển được cơ sở đào tạo xác định theo thang điểm thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo (trên cơ sở quy đổi tương đương điểm xét) phù hợp với chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào.

Đối với một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét quy đổi tương đương, không phân biệt phương thức xét tuyển, thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Kiểm soát để nâng cao chất lượng đầu vào

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, khái niệm “xét tuyển sớm” cần phải định nghĩa tường minh trong Quy chế để phân biệt giữa kết quả xét tuyển bằng học bạ và kết quả thi tuyển bằng các kỳ thi độc lập, vì tỷ lệ trúng tuyển, chỉ tiêu và cách thức là khác nhau. Việc làm rõ khái niệm này sẽ tránh gây nhầm lẫn cho thí sinh, xã hội và các trường đại học.

gs-duc-t7-2024-phan-tich-diem-5472.jpg
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ông nhìn nhận, trên thực tế, các phương thức xét tuyển sớm để tuyển chọn sinh viên giỏi từ các thành tích thi học sinh giỏi, từ các trường chuyên, các chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT,… (Đại học Quốc gia Hà Nội còn có chính sách đặc thù cho học sinh chuyên, cho học sinh chuyên học trước chương trình bậc đại học) đã cho thấy chất lượng đầu vào rất tốt và tin cậy.

Việc các trường ra chính sách, phương thức riêng để tuyển sinh là phù hợp với Luật Giáo dục đại học. Phương thức đó lại tuyển được các em giỏi và tha thiết với nhà trường thì Bộ GD-ĐT nên ủng hộ. Điều này cũng phù hợp với thông lệ xét tuyển sớm của quốc tế.

GS.TS Nguyễn Đình Đức ủng hộ quy định về việc hạn chế thời gian và chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ. Nhiều năm nay, kết quả đánh giá theo học bạ luôn cao hơn kết quả THPT. Tình trạng “cả nể, dễ dãi” trong đánh giá học bạ vẫn còn trên thực tế. Vì vậy, việc kiểm soát để nâng cao chất lượng đầu vào, thể hiện vai trò quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT là cần thiết.

Đối với quy định “chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo”, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nên xem xét lại cơ sở khoa học để đề xuất tỷ lệ 20%.

“Tuyển sinh là việc của các trường đại học được quy định theo Luật, do đó tôi cho rằng Bộ GD-ĐT không nên can thiệp quá sâu và đưa ra tỷ lệ khống chế nếu các phương thức khác của các trường trên thực tế tuyển được các em sinh viên giỏi, có chất lượng đầu vào tốt. Bộ chỉ nên hạn chế với các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để “vơ vét” người học”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nêu ý kiến.

Ông cho rằng, nên đề xuất quy định chỉ tiêu xét tuyển theo từng phương thức và không thay đổi, điều chỉnh giữa các phương thức. Chỉ tiêu theo từng phương thức được xây dựng theo tỷ lệ sinh viên giỏi đầu vào, cũng như tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn của chương trình đào tạo và do Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình.

Chỉ nên quy định điểm sàn giữa các phương thức xét tuyển

Về quy định “bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhìn nhận, quy định này phù hợp với phương thức xét tuyển theo học bạ, nhưng nếu “đánh đồng” với các phương thức khác là không có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế.

Trên thực tế, nhiều em học sinh trường chuyên, học sinh giỏi đã tiếp nối thầy cô theo đuổi đam mê các ngành khoa học cơ bản và đã được xét tuyển theo các phương thức có thành tích đặc thù, đặc biệt trong nhiều năm qua.

“Việc chuyển đổi sang thang điểm xét tuyển 3 môn thi tốt nghiệp là gượng ép và thiếu cơ sở vì điểm chuẩn xét tuyển của các phương thức phụ thuộc vào độ khó đề thi và chỉ tiêu tuyển sinh từng phương thức. Hơn nữa, các phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, xét học sinh giỏi, xét học sinh trường chuyên và điểm thi tốt nghiệp, xét theo ưu tiên xét tuyển sẽ không thể áp dụng đúng điều này”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức phân tích.

nth-4698.jpg
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Trần Hiệp)

Ông cho rằng, việc chuyển đổi này chỉ được thực hiện một cách công bằng khi có sự tương đồng, hoặc tương đương của ma trận đề thi.

Ví dụ, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một bài thi khó. Từ trước đến nay, chưa có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối, số em đạt trên 130/150 điểm chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Hơn nữa, những năm qua, bài thi THPT phục vụ mục tiêu cao nhất là tốt nghiệp THPT. Độ phân hóa ở mức khác hẳn và không thể quy đổi một cách máy móc.

“Đề thi THPT năm 2025 mà Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu và ma trận đề thi năm 2025, tôi đánh giá có độ phân hóa khá tốt. Nhưng để sử dụng được “2 trong 1” kết hợp xét tuyển đại học một cách tốt nhất, giúp các trường đỡ vất vả và thí sinh không phải tham gia thêm các kỳ thi đánh giá năng lực thì phải bàn kỹ thêm. Vì kết quả thi tốt nghiệp THPT còn phụ thuộc vào các yếu tố coi thi, chấm thi. Đề thi là yếu tố quan trọng nhưng chỉ là yếu tố đầu tiên. Những vụ tiêu cực trong thi cử trước đây cho chúng ta bài học đắt giá. Nếu chỉ một trong các khâu đó xảy ra sơ suất, tiêu cực là “hỏng” toàn bộ quá trình thi tuyển. Khi đó, các trường đại học không thể yên tâm để sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển vào đại học”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nêu ý kiến.

Ông đề xuất, chỉ nên quy định điểm sàn giữa các phương thức; có thể tương đương hoặc tỷ lệ với nhau bằng một hệ số không nhất định (theo độ khó, độ phân hóa trình độ thí sinh).

Thời gian đăng ký xét tuyển cũng không nên để quá dài, bởi dễ gây nên “đăng ký ảo”, thiếu tập trung, phân tán cho người học và sự mệt mỏi cho các trường. Suy cho cùng, quyết định học ở đâu, trường nào là quyết định cao nhất của người học. Hiện đã có nhiều kênh để người học có thể tìm hiểu thông tin chính xác về nhà trường và chương trình đào tạo, cơ hội việc làm.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng đề xuất Bộ GD-ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển tất cả các đợt cho tất cả các phương thức trong năm tuyển sinh để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các đợt tuyển sinh.

Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình. 

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh

Tại hội thảo Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Ngày 26.11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của nó trong phát triển du lịch và văn hóa.

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.