Xem xét, cơ cấu cấp ủy cùng cấp chức danh Trưởng ban HĐND

Qua tổng kết việc triển khai thực hiện, cùng với đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Thường trực nhiều địa phương kiến nghị việc nghiên cứu tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách và nên có quy định thống nhất để các địa phương thực hiện; cơ cấu, nhân sự đại biểu chuyên trách bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng hoạt động. Trong đó, chức danh Trưởng các Ban của HĐND cần xem xét, cơ cấu vào cấp ủy cùng cấp để nâng cao vị thế, vai trò.

Bổ sung các quy định, cơ chế mời chuyên gia

Điều 61, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định, HĐND xem xét văn bản quy phạm pháp luật là quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Theo Thường trực HĐND một số địa phương, qua thực tế cho thấy có những nghị quyết của HĐND cấp dưới ban hành trái luật nhưng HĐND cấp trên gặp lúng túng trong việc xem xét để bãi bỏ, vì các nghị quyết này là nghị quyết hành chính cá biệt, không chứa đựng nội dung quy phạm pháp luật và cũng không phải là nghị quyết quy phạm pháp luật. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi theo hướng “HĐND xem xét văn bản là quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp”. Không nên quy định chỉ xem xét đối với văn bản quy phạm pháp luật.

Tại điểm đ, Khoản 2 Điều 80 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định: “Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn đề vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết”. Tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục và chế độ, chính sách mời chuyên gia, nhiều địa phương kiến nghị bổ sung các quy định, cơ chế về việc mời các chuyên gia trong tham gia các Đoàn giám sát của HĐND (quy định cụ thể về tiêu chuẩn, kinh phí chi trả chế độ).Nhiều địa phương cũng cho rằng, cần xem xét đưa các nội dung cụ thể hóa hướng dẫn hoạt động giám sát tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào trong Luật Sửa đổi, bổ sung nhằm tạo tính pháp lý và sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện.

Tăng đại biểu chuyên trách các Ban HĐND

Và để thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của HĐND nói riêng, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động nói chung, Thường trực nhiều địa phương kiến nghị nghiên cứu tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và nên có quy định thống nhất để các địa phương thực hiện; cơ cấu, nhân sự đại biểu chuyên trách phải bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng hoạt động. Chức danh Trưởng các Ban của HĐND cần xem xét, cơ cấu vào cấp ủy cùng cấp để nâng cao vị thế, vai trò, tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát; xây dựng quy hoạch các chức danh HĐND để bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự. Ngoài ra, việc bố trí cơ cấu đại biểu HĐND cũng cần lưu ý đến sự cân đối về trình độ chuyên môn giữa các lĩnh vực (kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, pháp chế, dân tộc), tránh bố trí thiên về một lĩnh vực, bảo đảm HĐND thực hiện giám sát, thẩm tra có chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Nhiều ý kiến cho rằng cần tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách các Ban HĐND các cấp theo hướng tăng cường số lượng ủy viên chuyên trách đối với các Ban HĐND cấp tỉnh, lãnh đạo Ban chuyên trách đối với các Ban HĐND cấp huyện, xã. Cùng với đó, có quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của người đại biểu nhằm đề cao trách nhiệm, thắt chặt mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri. Quan tâm công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trình độ lý luận, kỹ năng hoạt động cho đại biểu. Đặc biệt là nhóm kỹ năng về phân tích chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách và thiết kế, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát.

Một nội dung cũng cần được chú trọng nữa là kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, nhất là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Thường trực, các Ban HĐND bảo đảm cả về chất và lượng. Quan tâm về chế độ chính sách, công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Thường trực, các Ban HĐND.

Về bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát, hoạt động giám sát của HĐND chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý khi thấy có vi phạm và chưa có quy định chế tài xử lý trực tiếp đối với các cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Vì vậy, Thường trực HĐND các địa phương đề nghị quy định cụ thể các chế tài bảo đảm hiệu lực giám sát và thực thi kết luận giám sát của HĐND để hoạt động giám sát có chất lượng hơn và kết luận, kiến nghị sau giám sát được thực thi nghiêm túc hơn. Nhất là trong giám sát chuyên đề, giám sát một số vụ việc nổi cộm, phức tạp mà dư luận xã hội, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm, đặc biệt là trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Cùng với đó, tăng cường sự phối hợp, liên thông giữa hoạt động giám sát của HĐND với Đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội để phát huy vai trò giám sát của mỗi cơ quan, cùng tạo sức cộng hưởng thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát.

Hội đồng nhân dân

Quang cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Cà Mau: Sẽ bàn thảo, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 17

Sáng 3.12, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung đã chủ trì phiên họp thuyết trình các văn bản sẽ trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Khóa X dự kiến tổ chức vào ngày 9- 10.12. Tại phiên họp này, nhiều vấn đề nóng, đang được đông đảo cử tri quan tâm sẽ được đặt ra như: quyết định về biên chế công chức, quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người được bảo trợ, mức hỗ trợ hằng tháng cho nhân viên y tế ấp, khóm…

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga
Hội đồng nhân dân

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đồng tâm, hợp lực cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đó là thông điệp kêu gọi sự quyết tâm gửi tới cả hệ thống chính trị toàn tỉnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Thị Nga trong phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX vào sáng 3.12.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra thực tế Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng)
Diễn đàn

Tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới

Ngày 5.12 tới đây, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV sẽ chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri, Nhân dân toàn tỉnh đón đợi. Là kỳ họp quan trọng, những quyết nghị của HĐND tỉnh đều là những vấn đề rất lớn, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới, phát triển của tỉnh trong năm 2025, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long giám sát tại Cục Thuế tỉnh
Diễn đàn

Tăng cường quản lý thuế, tạo nguồn thu ngân sách bền vững

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long đề nghị, Cục Thuế tỉnh theo dõi chặt tiến độ thu ngân sách nhà nước 2 tháng cuối năm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế. Đồng thời, tiếp tục xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, tạo nguồn thu ổn định bền vững cho ngân sách nhà nước năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đoàn giám sát làm việc tại BHXH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tạo thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú Thọ đề nghị các sở, ngành phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động tham gia BHYT bằng những hình thức phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ và nhân viên thu BHXH, BHYT rộng khắp để người dân dễ dàng tiếp cận, đăng ký tham gia.

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An báo cáo công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” và sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Diễn đàn

Tăng cường phòng chống tội phạm “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao

Giám sát công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân. Cùng với đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm lực lượng chức năng ở cơ sở; chủ động rà soát lại quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong phòng, chống hai loại tội phạm này...

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh
Diễn đàn

Tập trung thanh tra những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thời gian tới, Thanh tra tỉnh Quảng Trị cần tập trung thanh tra ở các địa phương có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm (nếu có). Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra ở các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Diễn đàn

Bảo quyền lợi của cử tri trong giải quyết kiến nghị

Kết luận Hội nghị giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 và các kiến nghị chưa được giải quyết xong từ các kỳ họp trước của HĐND tỉnh mới đây, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Lê Văn Ánh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tăng cường, gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với kết quả giải quyết để giảm thiểu việc tồn đọng. Quá trình tiếp nhận kiến nghị phải phân loại thuộc lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để bảo đảm quyền lợi chính đáng của cử tri.

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm
Diễn đàn

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm

Thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải quyết trả lời kiến nghị cử tri theo thẩm quyền; bảo đảm việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri thẳng thắn, chính xác, rõ kết quả, tiến độ thực hiện. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị kéo dài; bố trí kinh phí giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án; nước sạch; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ô nhiễm môi trường...

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã khép lại với 18 dự án luật, 21 nghị quyết được thông qua; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: đây là kỳ họp chất lượng với nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, được Quốc hội xem xét chu đáo và thông qua. Tin rằng, các quyết sách này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Xử lý đến cùng các kết luận sai phạm
Diễn đàn

Xử lý đến cùng các kết luận sai phạm

Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2024, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, rà soát hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đánh giá việc thực hiện các kết luận thanh tra và kết quả khắc phục tồn tại của các doanh nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đôn đốc xử lý sau thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý đến cùng các kết luận sai phạm.

Kiên quyết xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội
Diễn đàn

Kiên quyết xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội

Kết luận Phiên chất vấn, giải trình về phát triển bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (BHYT, BHXH) tự nguyện và thực hiện các giải pháp đối với nợ đọng bảo hiểm trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá đúng thực chất để kiến nghị việc giao chỉ tiêu phát triển và duy trì BHYT, BHXH tự nguyện phù hợp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng BHXH; kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách về BHXH.

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm kiến nghị cử tri
Diễn đàn

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm kiến nghị cử tri

Cùng với đánh giá cao công tác chỉ đạo của UBND tỉnh trong giải quyết kiến nghị của cử tri và đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã thẳng thắn chỉ ra hạn chế, nhất là vẫn còn một số kiến nghị qua nhiều kỳ họp chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cử tri.

Sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ bảo đảm giải ngân kịp thời
Diễn đàn

Sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ bảo đảm giải ngân kịp thời

Bộ, ngành Trung ương hàng năm quan tâm, sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương để tỉnh chủ động, triển khai thực hiện tiểu dự án ngay từ đầu năm, nhằm bảo đảm giải ngân kịp thời. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, điều chỉnh quy định về việc giao lại cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phòng hộ, để các chủ đầu tư chủ động triển khai và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.