Xem lại những tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ

Kỷ niệm 75 năm ngày sinh (1948-2023) và 35 năm ngày mất (1988-2023) của tác giả Lưu Quang Vũ, trong tháng 7 - 8, Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ sẽ biểu diễn các vở kịch đặc sắc, tri ân đóng góp của ông cho sân khấu kịch nói nước nhà.

Mùa kịch Lưu Quang Vũ tái ngộ khán giả

Mùa kịch Lưu Quang Vũ nhiều năm qua đã trở thành thương hiệu nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ dành cho khán giả yêu sân khấu đương thời với những vở diễn hàm chứa các giá trị nghệ thuật, nhân văn, vươn tới những vấn đề nhân sinh và triết học sâu sắc. Kịch của Lưu Quang Vũ luôn hiện hữu những va đập, đầy ắp trăn trở, thấm đẫm chất thơ của một tâm hồn đầy tràn thương yêu cuộc đời.

Tái hiện không gian nghệ thuật Lưu Quang Vũ -0
Mùa kịch Lưu Quang Vũ sẽ tái ngộ khán giả cùng những vở diễn tiêu biểu

Các tác phẩm biểu diễn trong Mùa kịch Lưu Quang Vũ 2023 gồm: Ông không phải là bố tôi, Ai là thủ phạm, Hoa cúc xanh trên đầm lầySống mãi tuổi 17 diễn ra trong tháng 7, tháng 8.

Vở Ông không phải là bố tôi từ kịch bản gốc được viết năm 1988, là một trong những tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của Lưu Quang Vũ. Vở kịch kể về một người đã chối bỏ vợ con, sau bao năm xa cách cùng nhiều biến cố, ông mới quay về tìm lại gia đình. Gia đình ấy một lần nữa đảo lộn trước giông bão của những toan tính, lòng tham. Tình cảm cha con, mối liên kết ruột thịt mới chớm được vun đắp nay lại đứng trước những tan vỡ, đứt gãy. Sự thấu hiểu, sẻ chia, tình người mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm lại từ hơn 30 năm trước vẫn hiện hữu như một chân lý sống.

Tái hiện không gian nghệ thuật Lưu Quang Vũ -2
Cảnh trong vở "Sống mãi tuổi 17"

Vở Ai là thủ phạm kể về đời sống thường nhật của người dân thành thị trong những năm 80 của thế kỷ trước ở Hà Nội, chung quanh những mảng đời nhỏ lẻ ở một khu tập thể có biệt danh "Quân khu Phượng Hà". Một lớp trẻ sinh ra và lớn lên với nhiều môi trường giáo dục và hoàn cảnh sống khác nhau… đã đưa số phận các nhân vật tới những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời, nội dung vở kịch đã phần nào đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi Ai là thủ phạm? của những hiện tượng cá nhân tha hóa, tiêu cực nảy sinh trong đời sống hôm qua và cả ngày hôm nay...

Vở Hoa cúc xanh trên đầm lầy chứa đựng nhiều yếu tố giả tưởng xoay quanh cuộc tình tay ba giữa Hoàng-Liên-Vân, những người bạn trẻ thân thiết từng có một thời đầy ắp những kỷ niệm với những bông cúc xanh trên đầm lầy giữa miền quê yên ả. Vở diễn đề cập về những cỗ máy trí tuệ nhân tạo đã và đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội, giúp mang đến một cuộc sống tiện nghi, hoàn thiện. Nhưng có khi chỉ bằng lát cắt máy móc ấy, con người cũng có thể bước sang một hệ giá trị khác làm xói mòn những điều thiêng liêng, tạo ra các hố sâu trống rỗng trong tâm hồn. Nổi bật là thông điệp xuyên thời gian mà vở diễn gửi gắm: "Hạnh phúc, mới thực là điều người ta mong mỏi nhất".

Sống mãi tuổi 17 là tác phẩm sân khấu đầu tay của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ, lần đầu ra mắt công chúng tại Nhà hát Tuổi trẻ hơn 40 năm trước về hình tượng người anh hùng cách mạng Lý Tự Trọng. Đây không những là một vở diễn về tinh thần yêu nước nồng nàn mà còn khơi gợi đến các bạn thanh niên trẻ ngày hôm nay ý chí quyết tâm, không lùi bước trước cho con đường mình đã lựa chọn, trước sứ mệnh mới của thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay và mai sau.

Mùa kịch Lưu Quang Vũ là nơi gặp lại những tác phẩm đã góp phần tạo nên diện mạo hoàng kim của sân khấu nước nhà và khuấy động suy tư của chúng ta.

Truyền tải những giá trị đạo đức và triết lý nhân sinh

Cũng diễn ra trong tháng 7 – 8, chương trình nghệ thuật “Thói đời - Lưu Quang Vũ: Lăng kính, sân khấu và cuộc đời” của Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ biểu diễn 4 vở kịch đặc sắc của cố tác giả Lưu Quang Vũ gồm Bệnh sỹ, Người tốt nhà số 5, Nguồn sáng trong đờiNgười trong cõi nhớ.

Tái hiện không gian nghệ thuật Lưu Quang Vũ -0
Bệnh sỹ là vở hài kịch vẽ nên một bức tranh nông thôn Việt Nam thời kì đầu đổi mới

Trong số đó, Bệnh sỹ là vở hài kịch vẽ nên một bức tranh nông thôn Việt Nam thời kì đầu đổi mới, những căn bệnh thành tích, háo danh dẫn đến thói sĩ diện, rởm đời và cao hơn là căn bệnh dối trá, thiếu trung thực ngày càng lan rộng trong xã hội. Đây là vở đạt doanh số biểu diễn kỷ lục, khán giả không chỉ được cười với các tình tiết, ngôn ngữ thoại vô cùng hài hước mà còn thấm được thói đời sĩ hão luôn tồn tại trong mọi thời đại.

Người tốt nhà số 5 vở kịch dường như không có xung đột, với những đối thoại ông nói gà bà hiểu vịt, với các nhân vật "đồng sàng dị mộng". Ngôi nhà chung trong vở kịch như một xã hội thu nhỏ, mỗi gia đình là một hoàn cảnh khác nhau, phản ánh các mặt của thực tại cuộc sống, của cái tốt và cái xấu luôn bủa vây mỗi chúng ta. Viết từ năm 1984, nhưng cố tác giả Lưu Quang Vũ đã sớm nhận ra người tốt là điều quá hiếm hoi đến mức trở nên lạc lõng, "điên rồ" trong xã hội hiện đại.

Nguồn sáng trong đời là vở kịch mang thông điệp nhân ái, bền bỉ với thời gian ngấm sâu vào tư tưởng của những người nghệ sĩ trẻ, để từ đó thôi thúc họ ngày càng đam mê với nghề, nhiệt huyết cống hiến cho khán giả, nghệ thuật sân khấu nhiều chân dung nhân vật, vở diễn có giá trị hơn nữa. Nguồn sáng trong đời mang đến cảm giác được làm người tử tế trong mỗi con người được trỗi dậy, mong muốn làm những điều tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

Tái hiện không gian nghệ thuật Lưu Quang Vũ -1
Cảnh trong vở kịch Người trong cõi nhớ 

Vở kịch Người trong cõi nhớ lại có một lối kết cấu độc đáo khi các nhân vật đồng thời xuất hiện theo các bình diện không gian khác nhau: những người đang sống và những người đã mất. Người đã mất như chỉ mất đi phần thân xác còn tư tưởng, ý chí, những khát vọng cao đẹp của họ vẫn còn mãi với những người đang sống.

Có thể nói, kịch Lưu Quang Vũ vừa khắc họa được những vấn đề lớn, có ý nghĩa xã hội, vừa chứa đựng những triết lý sâu sắc có khả năng tác động đến người xem theo phương thức riêng, mang đến giá trị riêng. Trong tất cả các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ, dù xã hội đó có hỗn loạn, đen tối đến đâu thì vẫn tỏa sáng những giá trị tốt đẹp. Ông luôn để thế hệ trẻ được nhận ra và tiếp nối những giá trị ấy như cách mà anh thuyền trưởng trong Bệnh sỹ thoát ra khỏi sự lừa dối và quyết định sống đúng với bản thân mình; nhân vật Hiệp trong vở Người tốt nhà số 5 dù có bị đuổi ra khỏi ngôi nhà chung vẫn chọn làm người tốt.

Cố tác giả Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc sắc của sân khấu thế kỷ XX. Ông là một trong những tác giả đã có công lớn trong việc tạo nên diện mạo cho sân khấu kịch, đưa loại hình nghệ thuật này lan tỏa sâu rộng vào đời sống văn hóa của người Việt, đặc biệt là những người yêu sân khấu. Những tác phẩm của ông chặt chẽ về kết cấu, đậm tính nhân văn, đặc biệt là tính dự báo. Những người làm sân khấu đều thừa nhận, tới thời điểm này vẫn chưa có nhà viết kịch Việt Nam nào vượt qua được tên tuổi Lưu Quang Vũ.

Những vở kịch của Lưu Quang Vũ luôn toát lên vẻ giản dị mà thâm trầm, là sự đúc kết về những vấn đề muôn thuở của nhân loại như tình yêu, tình cảm gia đình, lẽ sống-chết, hạnh phúc và nhân cách con người.

Mỗi vở kịch của Lưu Quang Vũ được được giới thiệu tới công chúng lần này đều mang trong mình những khát khao sáng tạo của các nghệ sỹ khi đứng trước thách thức làm mới mình trong việc ứng xử với những tác phẩm có tầm vóc, mang đậm tính khái quát điển hình. Đó vừa là cách tiếp nối và khẳng định các giá trị bền lâu của Kịch Lưu Quang Vũ, vừa mở ra không gian đối thoại giữa khán giả với tư tưởng, tình cảm mà ông gửi gắm, thông qua cách nhìn nhận, giải mã và chiêm nghiệm mới mẻ.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.