Xây dựng xã hội học tập suốt đời

Hương Sen 09/09/2015 08:19

“Xóa mù chữ và mù chữ chức năng là động lực chính cho phát triển bền vững. Đó là khẳng định của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam, TS. Katherine Muler-Marin tại Hội thảo Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ trong tiến trình xây dựng xã hội học tập, diễn ra ngày 8.9 tại Hà Nội. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị rộng lớn hơn để xây dựng xã hội bền vững”.

Nguồn: voh.com.vn
Nguồn: voh.com.vn

Động lực phát triển bền vững

Cách đây 70 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, 95% dân số nước ta mù chữ. Đó là một thực trạng khó khăn, thách thức to lớn đối với chính quyền cách mạng non trẻ. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi xóa mù chữ cũng cấp bách như chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 8.9.1945 với nhiệm vụ triển khai chiến dịch chống nạn mù chữ trên toàn quốc. Chỉ sau một năm, cả nước đã có trên 2 triệu/22 triệu người được xóa mù chữ. Tiếp sau đó, công tác xóa mù chữ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đến năm 2000, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều được đi học tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15 - 35 đã biết chữ. Đó thực sự là mốc son lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà.

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Công Hinh, sau khi được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, một số địa phương đã lơ là trong công tác xóa mù chữ. Cụ thể, báo cáo của các Sở Giáo dục - Đào tạo cho thấy, tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 - 35 của toàn quốc là 98,7%; tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 - 60 là 97,8%; 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,8% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ.

Con số trên đây cho thấy, số người mù chữ hiện nay không phải là ít. Tình trạng mù chữ trong xã hội đã, đang và sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bởi lẽ, đây mới chỉ là con số thống kê qua các lớp mù chữ (hiểu theo nghĩa thông thường). Rộng hơn, người lao động chưa thể ngay lập tức có thể tham gia vào những hoạt động xã hội, nhất là hoạt động lao động kỹ thuật - nghề nghiệp. Họ buộc phải có một số kỹ năng nào đó mà công việc đòi hỏi, ngoài những kỹ năng tối thiểu về đọc, viết và tính toán. Nếu không có thêm những kỹ năng đáp ứng công việc cụ thể, người thoát mù chữ trở thành người mù chữ chức năng, còn gọi là mù chữ trực dụng. Chính vì thế mà giáo dục tiếp tục hay giáo dục bổ sung là điều kiện tiên quyết để tránh mù chữ lại (tái mù chữ) trong bối cảnh xã hội học tập hiện nay.  

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, TS. Katherine Muler-Marin cho biết: Cơ hội để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu được thống nhất trên toàn thế giới  - tiêu biểu nhất là Mục tiêu giáo dục cho mọi người và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Do đó, cần phấn đấu đạt 100% tỷ lệ biết chữ đối với thanh niên và người lớn ở các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các dân tộc thiểu số và những nhóm đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vốn hiện nay vẫn thấp hơn so với trung bình cả nước. Như thế, “xóa mù chữ và mù chữ chức năng là động lực chính cho phát triển bền vững. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị rộng lớn hơn để xây dựng xã hội bền vững”.

Học vấn cao cũng có thể bị mù chữ chức năng

Xóa mù chữ là nền móng vững chắc để bảo đảm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, điều vô cùng quan trọng để xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, theo TS. Katherine Muler - Marin, vấn đề không chỉ là biết chữ, hay thậm chí duy trì việc biết chữ, mà cần tăng cường xóa mù chữ và mở rộng các lĩnh vực xóa mù trong cả đời người.

Giải thích vấn đề này, GS. TS. Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho hay: nhiều người có học vấn cao cũng bị rơi vào tình trạng mù chữ chức năng do không cập nhật được kỹ năng mới, không đáp ứng được những thay đổi về nội dung và phương pháp lao động sản xuất của nghề. “Nhiều giáo viên thiếu kỹ năng sử dụng máy tính nên không thể hướng dẫn học sinh học tập trên mạng; nhiều người không xử lý được quy trình vận hành sản xuất khi không áp dụng công nghệ có liên quan…”.

Trong xã hội hiện đại, mù nghề chính là nguyên nhân cơ bản của nghèo đói. Mù thông tin, mù công nghệ tin học, mù ngoại ngữ, mù kỹ thuật… đều có thể gây nên tình trạng mù chữ chức năng của người lao động, thể hiện ở sự thiếu hiệu quả trong chuyên môn, nghề nghiệp. “Chính vì vậy, xây dựng xã hội học tập - xã hội mà ai cũng học tập thường xuyên, học tập suốt đời để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội bền vững, thì rất cần khắc phục tình trạng mù chữ chức năng” - GS. TS. Phạm Tất Dong khẳng định.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Xây dựng xã hội học tập suốt đời
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO