Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Tọa đàm Trao đổi về dự thảo Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL nhấn mạnh, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL là một trong các chức năng quản lý nhà nước thời gian qua rất được quan tâm. Ngày 10.3.2018, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BTP quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Sau hơn 6 năm thực hiện Thông tư, bên cạnh kết quả đạt được, cũng đã bộc lộ tồn tại như chưa lượng hóa được kết quả đầu ra của công tác PBGDPL.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Giang
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Giang

Để việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL bảo đảm thực chất, khách quan, ngày 12.8.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL". Trong đó, giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL để cho các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương thực hiện thí điểm dựa vào đó ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL phù hợp đặc thù riêng của bộ, ngành, địa phương.

Ghi nhận sự chủ động, tích cực của Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong tham mưu triển khai xây dựng dự thảo Tiêu chí riêng, bởi đây là một vấn đề khó, Phó Cục trưởng Phan Hồng Nguyên đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về sự phù hợp trong cách tiếp cận xây dựng Tiêu chí riêng với Quyết định số 1666/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL; tính khả thi, đồng bộ để triển khai thực hiện đánh giá gắn với tính đặc thù của địa phương...

Báo cáo tóm tắt dự thảo Quyết định ban hành Tiêu chí riêng, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa cho biết, các sở, ban, ngành, địa phương được lựa chọn làm thí điểm trên địa bàn tỉnh bao gồm: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện: Vạn Ninh, Khánh Vĩnh; UBND TP. Nha Trang. Mốc thời gian đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL thuộc phạm vi thí điểm lấy từ ngày 1.1.2025 - 31.12.2025. Lĩnh vực thí điểm dự kiến gồm: Môi trường; Lao động - Việc làm và Hôn nhân, gia đình (Tảo hôn).

Trao đổi tại Tọa đàm, ông Phạm Duy Khánh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thông tin chung về công tác dân tộc tại địa phương; công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc; nguồn lực thực hiện công tác này. Tại tỉnh Khánh Hòa, số lượng tảo hôn trung bình khoảng 30 trường hợp/năm. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng vấn đề tảo hôn là nguy cơ liên quan mật thiết đến chất lượng nguồn nhân lực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Chính vì vậy, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh rất quan tâm đến công tác PBGDPL về phòng, chống tảo hôn và thống nhất lựa chọn thí điểm đánh giá tại huyện Khánh Vĩnh. Bên cạnh đó, có ý kiến góp ý cụ thể về quy định thang tính điểm chỉ tiêu hoàn thành trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL; chỉ tiêu mức độ bảo đảm kinh phí; chỉ tiêu mức độ xã hội hóa; chỉ tiêu mức độ đánh giá của đối tượng thụ hưởng... cần khả thi, định lượng cụ thể để thuận lợi khi đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng Phòng Tư pháp thành phố Nha Trang, có ý kiến về thẩm quyền ban hành Tiêu chí riêng để bảo đảm phù hợp với quy định tại Quyết định 979/QĐ-TTg; về cơ cấu tính điểm tại các chỉ tiêu cần bám sát Quyết định số 1666/QĐ-BTP...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã có trao đổi, làm rõ về việc xác định mô hình, cách làm hiệu quả về PBGDPL tại cấp xã, cấp thôn hay cấp huyện; về việc khảo sát xã hội học đánh giá mức độ tác động của hoạt động PBGDPL...

Ghi nhận, đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tham dự Tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên chia sẻ với những khó khăn của địa phương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Tiêu chí riêng. Tiêu chí riêng có thể bổ sung các chỉ tiêu nhỏ nhưng cần phải thuyết minh rõ; khuyến khích địa phương bám sát các tiêu chí tại Quyết định 1666/QĐ-BTP. Đồng thời đề nghị các sở, ngành, địa phương thí điểm tập trung nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá; xác định rõ chủ thể đánh giá là các sở, ngành, địa phương được lựa chọn thí điểm; cụ thể lĩnh vực pháp luật đánh giá; đề nghị đơn vị soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm để chỉnh lý, hoàn thiện Tiêu chí riêng…

Xã hội

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Cán bộ phường Phổ Vinh, Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng
Xã hội

Ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử

Cơ quan nhà nước ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử, trừ văn bản, hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước; không xử lý đồng thời văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và văn bản, hồ sơ giấy trừ trường hợp pháp luật yêu cầu phải có bản giấy.

Phó Cục trưởng Cục phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm "Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam"
Xã hội

Trọng tâm, trọng điểm trong tuyên truyền pháp luật

Báo chí không chỉ là cầu nối giữa pháp luật và người dân mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền, nơi mà mọi người đều hiểu và tuân thủ pháp luật. Để thực hiện tốt các vai trò này, báo chí cần phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phản ánh một cách khách quan, trung thực và không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Tọa đàm "Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam", do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 5.11.

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.