Nam Định

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Tự hào làng nghề có từ lâu đời

Làng nghề Cổ Chất thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm; bà Phạm Thị Minh Hải, Giám đốc Hợp tác xã Lụa Cổ Chất tự hào khi nhớ lại lịch sử hình thành làng nghề Cổ Chất, với bề dày lịch sử, khởi đầu từ việc người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông. Trải qua nhiều thế kỷ, từ việc học hỏi, sáng tạo, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ, dệt lụa, xây dựng, phát triển nên làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay.

Thời thuộc Pháp, vào khoảng đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp đã đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng, khai thác kỹ năng lao động lành nghề của người dân địa phương và tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh Cơ. Từ đây, nghề làm tơ ở Cổ Chất bước đầu phát triển mạnh, trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ.

Thương nhân các nơi tìm về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến đò Chè, một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kỳ trước năm 1945; năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội nhằm thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long. Năm ấy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ đi dự thi và giành được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ.

z6081128354855-1b414f8e5358943ce9310b490114daf0.jpg
Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1

Nhằm góp phần gìn giữ và phát triển nghề tơ lụa truyền thống, một số hộ dân đã chủ động đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công đoạn se tơ, dệt lụa, cho năng suất và thu nhập cao hơn. Năm 2021, Hợp tác xã Lụa Cổ Chất ra đời, quy tụ các nghệ nhân lành nghề, sử dụng kỹ thuật ươm tơ cổ truyền, ứng dụng công nghệ hiện đại cho ra đời các sản phẩm lụa cao cấp. Lụa Cổ Chất đã có mặt các vùng dệt lụa lân cận và xuất khẩu ra các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc.

Đối mặt không ít khó khăn

Dù có lịch sử lâu đời, làng nghề Cổ Chất cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong thời kỳ hiện đại. Làng Cổ Chất hiện có 784 hộ dân nhưng chỉ có 27 cơ sở sản xuất tập trung để duy trì nghề sản xuất tơ, với bình quân 10 - 20 người/cơ sở; lao động chủ yếu là người nhiều tuổi, để nỗ lực theo nghề rất vất vả trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Bà con làng nghề chia sẻ, nguyên nhân chính là do diện tích trồng dâu đã bị thu hẹp, nguồn cung cấp kén chính tại thôn Hợp Hòa không còn, nên các hộ phải nhập nguyên liệu kén từ các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng… kéo theo chi phí nguyên liệu tăng, quá trình vận chuyển kén bị dập nát, ảnh hưởng đến chất lượng tơ. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, giá điện sản xuất tăng trong khi sản phẩm tơ hiện nay khó tiêu thụ, phần vì giá thành nguyên liệu kén ngày càng cao và khan hiếm; sức cạnh tranh của tơ làng Cổ Chất không cao do chưa có thương hiệu riêng được bảo hộ…

Nhận thức được sự cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề, từ tháng 5.2024, Trung tâm Ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND xã Phương Định, Hợp tác xã Lụa Cổ Chất thực hiện Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Tơ lụa Cổ Chất" cho sản phẩm dệt xã Phương Định, huyện Trực Ninh. Theo đó, Ban quản lý Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng; những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm ươm tơ, dệt vải làm căn cứ đề xuất những giải pháp thiết thực phát triển sản phẩm.

Qua đó, Dự án đã thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể mang nét đặc trưng của sản phẩm và địa phương, nhằm đưa đến người tiêu dùng, khẳng định về nguồn gốc, chất lượng. Đây là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ đăng ký và là yếu tố chính để quảng bá, phát triển thị trường, là căn cứ, cơ sở chống lại các hành vi vi phạm, nâng cao giá trị sản phẩm.

Quyết tâm xây dựng thương hiệu bảo tồn làng nghề

Hiện nay, Dự án đang tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể "Tơ lụa Cổ Chất" với các nội dung: xây dựng các quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm tơ lụa Cổ Chất; cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Tơ lụa Cổ Chất"…

Đồng thời, triển khai hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể "Tơ lụa Cổ Chất" thông qua việc tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức chung về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể; tổ chức quản lý và phát triển sản phẩm ươm tơ, dệt lụa mang nhãn hiệu tập thể; hướng dẫn phát triển kênh thương mại, quảng bá và phát triển sản phẩm cho 100 lượt cán bộ địa phương, cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơ trên địa bàn làng Cổ Chất.

Thời gian tới, Dự án tiếp tục hỗ trợ quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm tơ lụa Cổ Chất mang nhãn hiệu tập thể như: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho nhãn hiệu tập thể, thực hiện in ấn tờ rơi, sổ tay giới thiệu sản phẩm phục vụ cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, phát triển kênh thông tin thương mại quảng bá sản phẩm nhãn hiệu tập thể "Tơ lụa Cổ Chất" thông qua việc tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm khu vực phía Bắc.

Đây là hành trình đầy tiềm năng và cũng đầy thử thách, đòi hỏi sự quyết tâm của các nghệ nhân và sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Kỳ vọng rằng, cùng với nhãn hiệu được bảo hộ, làng nghề Cổ Chất sẽ tiếp tục phát triển, giữ vững giá trị truyền thống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nghề thủ công Nam Định nói riêng, Việt Nam nói chung.

Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo
Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo

Tháng tri ân khách hàng là hoạt động thường niên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức. Năm 2024, với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả,” EVNSPC đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trong khu vực quản lý, góp phần mang lại niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng
Địa phương

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Trường Sơn đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Đáng chú ý, doanh nghiệp này là nhà thầu thường trúng các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai với kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

 Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió
Địa phương

Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió

Nhiều năm qua, tại Nghĩa trang nhân dân Liên Trung - Phúc Hưng - Phúc Thọ 1 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), tổ quản trang tự ý thu tiền, tự cấp phần mộ gió của người dân trong và ngoài thôn; đưa ra quy ước về giá bán nhưng không được sự cho phép của đơn vị quản lý, gây bức xúc cho người dân.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số
Địa phương

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu các địa phương hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và mang lại lợi ích thiết thực, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài của vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cao Bằng: Công ty TNHH Tuần Thái Lai trúng gói thầu hơn 11 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 725 nghìn đồng
Địa phương

Cao Bằng: Công ty TNHH Tuần Thái Lai trúng gói thầu hơn 11 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 725 nghìn đồng

Công ty TNHH Tuần Thái Lai là doanh nghiệp "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê dữ liệu về đấu thầu, trong những năm qua, doanh nghiệp này đã trúng hơn 70 gói thầu với tổng giá trị vượt hơn 460 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò độc lập và liên danh.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước.