Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Trong thực tiễn hoạt động lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… Vì thế Chính phủ cũng là chủ thể thực hiện quyền sáng kiến lập pháp đối với tuyệt đại đa số các dự án luật, pháp lệnh.

Chính phủ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của mình, trên cơ sở tập hợp sáng kiến pháp luật từ các bộ, cơ quan ngang bộ hình thành chương trình xây dựng pháp luật hàng năm, nhiệm kỳ trình và thực hiện quyền trình sáng kiến lập pháp thông qua chương trình này. Tuy nhiên, nếu Chính phủ không bao quát đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời, nhất là vấn đề mới phát sinh để đề xuất sáng kiến lập pháp thì nguy cơ chương trình lập pháp sẽ bị động, khuyết thiếu, chắp vá, nhiều khi là vội vã để giải quyết tình thế. Đây cũng là việc tồn tại trong nhiều nhiệm kỳ dẫn đến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua bị điều chỉnh, bổ sung thường xuyên mặc dù được thẩm tra kỹ lưỡng khi đưa vào chương trình chính thức.

Ngoài Chính phủ, có rất ít dự án luật, pháp lệnh có tính chuyên ngành do các cơ quan của Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC, UBTWMTTQVN và các chủ thể khác có quyền sáng kiến lập pháp đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội được thông qua hàng năm. Điều này cũng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể sáng kiến lập pháp; từ “tập quán” lập pháp truyền thống của Việt Nam!

Nhìn vào lịch sử lập pháp, kể từ khi Hiến pháp 1980 quy định ĐBQH có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, đến nay mới chỉ có vài lần ĐBQH thực hiện quyền và chưa một lần thành công! Đó là trường hợp ĐBQH Huỳnh Ngọc Điền trong nhiệm kỳ Khóa VIII trình dự án Luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và hoa lợi trên đất. Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh trình dự án Luật Hành chính công nhưng “mãi” vẫn trong quá trình soạn thảo…

Rõ ràng, đã có sự đột phá thực quyền sáng kiến lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đa dạng hơn, sinh động hơn, kịp thời hơn và quyết liệt hơn. Việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH vừa bảo đảm tính khoa học và vừa bảo đảm tính thực tiễn để thúc đẩy dự án luật, nghị quyết trở thành hiện thực. Mới đây, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề xuất xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Ngay lập tức nó được sự quan tâm, ủng hộ của Đoàn ĐBQH Hà Nội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Xã hội, Tổng thư ký Quốc hội... Về sáng kiến này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm, rất trân trọng, khuyến khích và ủng hộ đề xuất của ĐBQH. Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thống nhất đưa dự án Luật Chuyển đổi giới tính vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, dự kiến Ban soạn thảo sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024) và trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025). Đây là bước đột phá về tư duy thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; khuyến khích và tạo điều kiện để ĐBQH thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, không bị động trong quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Hoàn cảnh lập pháp có những thay đổi, yêu cầu lập pháp cũng đa dạng hơn, nhanh hơn; không còn nhiều dự án luật đồ sộ mà đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành hay chỉ là luật sửa đổi, bổ sung một số điều cụ thể… Những thay đổi đó đang tạo điều kiện cho quyền sáng kiến lập pháp phát huy. Đặc biệt là đối với cá nhân ĐBQH và các chủ thể quyền sáng kiến lập pháp khác ngoài Chính phủ phát huy quyền năng chủ động trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp.

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội thông qua 72 luật, gồm 4 luật nâng từ pháp lệnh; 15 luật xây dựng mới lần đầu; 21 luật sửa đổi bổ sung; 32 luật sửa đổi toàn diện.

Quốc hội Khóa XV tuy mới đi hết ½ nhiệm kỳ với 30 luật được thông qua, thì có tới 5 luật mới; 7 luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 18 luật sửa đổi toàn diện thay thế luật cũ. 

Có thể thấy trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội thông qua 72 luật, gồm 4 luật nâng từ pháp lệnh; 15 luật xây dựng mới lần đầu; 21 luật sửa đổi bổ sung; 32 luật sửa đổi toàn diện. Trong số 72 luật này duy nhất có 01 luật là Luật Hòa giải và đối thoại tại tòa án là do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quyền sáng kiến lập pháp. Vì vậy, hoạt động lập pháp đã nghiêng về tu sửa luật chứa đựng những quy định sớm lạc hậu, không theo kịp thực tiễn… Luật mới, sáng kiến mới chiếm tỷ lệ ngày càng ít. Đây là dấu hiệu hoàn cảnh lập pháp đang thay đổi.

Quốc hội Khóa XV tuy mới đi hết ½ nhiệm kỳ với 30 luật được thông qua, thì có tới 5 luật mới; 7 luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 18 luật sửa đổi toàn diện thay thế luật cũ. Đáng lưu ý là nhiệm kỳ này, số nghị quyết chứa quy phạm pháp luật như một đạo luật sửa đổi, bổ sung một số điều tăng nhiều hơn nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. UBTVQH cũng tăng cường ban hành pháp lệnh với 4 pháp lệnh được thông qua.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Nhìn vào chỉ số tổng quát về kết quả hoạt động lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và nửa đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV cho thấy: Chính phủ vẫn là cơ quan chủ đạo thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, trình các các dự án luật ra Quốc hội xem xét thông qua. Tuy nhiên sáng kiến lập pháp trình dự án mới chiếm tỷ lệ thấp, có xu hướng giảm dần trong khi luật sửa đổi, bổ sung một số điều và luật sửa đổi tăng dần. Đáng lưu ý là một Quốc hội chủ động, đồng hành cùng Chính phủ, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn quản lý chủ động “đề nghị” lập pháp – một dạng sáng kiến lập pháp. Từ đó, phối hợp yêu cầu Chính phủ trình đề nghị lập pháp “nóng” giải quyết những vấn đề chưa có tiền lệ, vấn đề cấp bách của cuộc sống, bằng hình thức “Nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật, nghị quyết đặc thù hay thí điểm”. Và ở đây hình thức “Đề nghị” xây dựng luật, pháp lệnh của các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp từ phía các cơ quan Quốc hội, ĐBQH được phát huy. Đây chính là sáng tạo lập pháp chủ động trong quá trình điều hành của Quốc hội theo sát với cuộc sống.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Ban hành nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề nóng bỏng của cuộc sống đặt ra đang là điểm lưu ý trong sáng kiến lập pháp, quy trình lập pháp, sáng tạo lập pháp trong tình hình mới. Nghị quyết số 30/2021/QH15 được Quốc hội ban hành ngay tại Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành là một ví dụ điển hình cho bước khởi đầu đột phá trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp. “Nghị quyết 30 là một sáng kiến lập pháp rất đặc biệt, với các cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách. Quốc hội đã chia sẻ trách nhiệm, trao quyền của Quốc hội cho Chính phủ. Đây là một cách làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử luật pháp Việt Nam.”- ĐBQH Dương Khắc Mai từng chia sẻ.

Bước đột phá trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp từ Nghị quyết 30 của Quốc hội tiếp tục lan tỏa với hàng loạt các nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh thành phố, nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ...

Có thể thấy, mảnh đất cho quyền sáng kiến lập pháp đang mở ra, phát huy trí tuệ đại biểu và các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp. Việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp ở mức “Đề nghị” trong hoàn cảnh lập pháp đã có những thay đổi theo xu hướng luật “nhỏ”, luật sửa đổi, bổ sung một số điều; hay nghị quyết chứa quy phạm pháp luật… sẽ là bước đột phá chủ động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, kiến tạo lập pháp để không “bắc nước chờ gạo người”.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Thực hiện nội dung: Thanh Hà, Lê Hùng, Duy Anh, Thái Bình
Trình bày: Xuân Tùng

Xây dựng luật

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh : Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm luật này "mở ra" nhưng không "khép lại" ở luật khác

Cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định cụ thể tại dự thảo Luật về quy mô dự án đầu tư mới trong phát triển công nghiệp dược được áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt; đồng thời, đề nghị, Chính phủ xử lý vấn đề này tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) để bảo đảm luật này mở ra nhưng không khép lại ở luật khác.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc
Xây dựng luật

Chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu kiện phức tạp

Làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, thực hiện chuẩn bị kỹ lưỡng đối với mỗi dự án đầu tư, xây dựng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp
Xây dựng luật

Thực hiện tốt hơn việc kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Nguyên nhân của việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là bởi số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp. Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình giữa các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.