Xây dựng không gian du lịch Thủ đô bài bản, kỹ lưỡng

Theo Sở Du lịch thành phố Hà Nội, trong giai đoạn phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch thành phố đã hình thành nhiều chuỗi sản phẩm du lịch mới, mang đậm văn hóa, tinh hoa và đặc trưng riêng của du lịch Thủ đô. 

Lượng khách du lịch tăng 3,6 lần

Theo thông tin từ Sở Du lịch thành phố Hà Nội, lượng khách du lịch tiếp tục tăng cao nên trong 7 tháng qua, khách du lịch đến Hà Nội đạt 10,62 triệu lượt khách, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt trên 425.000 lượt khách, khách du lịch nội địa đạt 10,2 triệu lượt khách, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách dịp cuối tuần Ảnh: ITN
Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách dịp cuối tuần. Nguồn: ITN

Đại diện Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết, để tiếp tục thu hút khách du lịch đến Thủ đô, trong tháng 8.2022 Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lữ hành mở rộng thêm các sản phẩm mới, tập trung vào thế mạnh của ngành du lịch Thủ đô. Cùng với đó, tổ chức chương trình khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội khảo sát các sản phẩm du lịch của một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên. Sở Du lịch thành phố sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và kênh CNN quốc tế. Đồng thời, triển khai cuộc thi Ảnh du lịch Hà Nội và cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022.

Có thể nhận thấy, ngành du lịch Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản trong giai đoạn phục hồi, mở cửa hậu Covid-19 với các sản phẩm đặc trưng riêng, mang đậm tính văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Các sản phẩm nổi bật có thể kể đến như: Tour đêm Hoàng thành Thăng Long, tour đêm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Tour đạp xe trải nghiệm “dấu chân làng cổ Bát Tràng”,... Đặc biệt trong thời điểm diễn ra SEA Games 31, các hoạt động kích cầu, xúc tiến du lịch được tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến thăm và trải nghiệm tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.

Quy hoạch bài bản không gian phố đi bộ

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày cuối tuần có khoảng 20 nghìn lượt khách đến với không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, sau hơn 1 tháng triển khai Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 17.5.2022 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND quận đã đánh giá tổng thể và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tại khu vực này.

Nhìn vào những kết quả tích cực của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận cho thấy việc xây dựng, tạo lập không gian đặc trưng thu hút du khách quốc tế và khách du lịch nội địa là cần thiết, tạo dấu ấn cũng như nét văn hóa đặc trưng vào mỗi dịp cuối tuần của Thủ đô. Ngoài phố đi bộ hồ Gươm, Trịnh Công Sơn, Thành cổ Sơn Tây, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ mở thêm không gian đi bộ ở nhiều quận huyện như quận Ba Đình, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng... Theo kế hoạch, 3 quận dự kiến mở thêm phố đi bộ là quận Hoàng Mai (tại khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3, dự kiến thí điểm cuối năm 2022); quận Ba Đình (tuyến phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh, dự kiến khai trương quý IV.2023) và quận Hai Bà Trưng (phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang, dự kiến đầu năm 2023).

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc mở thêm phố đi bộ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, đem lại lợi ích cho cộng đồng, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm tránh mở tràn lan, gây ra tình trạng quận nào, huyện nào cũng đề xuất mở phố đi bộ. Các quận, huyện, thị xã, đã có những đề xuất, ý tưởng cho phố đi bộ nhưng cũng mới chỉ tập trung vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực,... chưa thật sự có dấu ấn riêng của mỗi địa phương. Điều này rất dễ dẫn đến việc các không gian phố đi bộ này trở thành nơi bán hàng hóa, không mang nét đặc trưng để thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm. Vì vậy, tính khoa học, bài bản trong việc xây dựng, duy trì không gian phố đi bộ rất quan trọng, đặc biệt phải tránh được việc trùng lặp cho mỗi không gian phố đi bộ. Chính quyền địa phương thật sự cần cân nhắc, đo lường mọi vấn đề trước khi thực hiện triển khai thực hiện không gian phố đi bộ.

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn đề nghị toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm 2025 là thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tham mưu tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.