Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Ngày 29.11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Diễn đàn Pháp luật thường niên với chủ đề "Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước và là mục tiêu kiên định hàng đầu trong những năm qua. Sau hơn 35 năm đổi mới, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới -0
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc Diễn đàn

Hệ thống pháp luật cơ bản đã được hoàn thiện; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, bộ máy Nhà nước từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức và hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng cao; hoạt động của Chính phủ chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước được đổi mới. Ngoài ra, cải cách hành chính, cải cách tư pháp có bước đột phá trên một số lĩnh vực. Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên. Đồng thời, quyền con người, quyền công dân theo Hiến định tiếp tục được cụ thể hóa bằng pháp luật và thực hiện tốt hơn trên thực tế. Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng hoàn thiện và vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, góp phần vào những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới -0
Toàn cảnh Diễn đàn

Đồng quan điểm này, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã khẳng định được tính đúng đắn về chủ trương của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực của Việt Nam, còn là sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đánh giá cao sự hỗ trợ, sự hợp tác quý bàu này; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác nhiều hơn nữa của các đối tác quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn những hạn chế bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước.

Nhận thức được sâu sắc về vấn đề này, tại Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.  “Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng mang tính thời sự nhằm chia sẻ, phản ánh đầy đủ hơn đối với quốc tế về quan điểm, chủ trương, mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, đây còn là cơ hội để trao đổi, thảo luận những giải pháp có hiệu quả về một số nhiệm cụ thể và giúp thúc đẩy các quan hệ hợp tác, mở ra các cơ hội hợp tác mới về các lĩnh vực, nội dung trao đổi tại Diễn đàn” - ông Hải nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn diễn ra hai phiên thảo luận với 2 chủ đề "Tổng quan về chủ trương xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" và "Triển khai hiệu quả công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn mới trên một số lĩnh vực công tác cụ thể". Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.