Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng tài năng trẻ

Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết ngày 31.5, trên toàn quốc có 4.899.739 học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh niên, chiếm 19,36% tổng số học sinh, sinh viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức tập huấn triển khai thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ của ngành Giáo dục năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Nhung cho biết: Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết ngày 31.5, trên toàn quốc có 4.899.739 học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh niên, chiếm 19,36% tổng số học sinh, sinh viên.

Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, chính sách liên quan đến thanh niên. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng tài năng trẻ tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

tap-huan-thu-hut-3.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Nguyễn Thị Nhung

Theo bà Nhung, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn ý thức và khẳng định vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, tạo nguồn cán bộ cho việc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Theo đó, triển khai Nghị định số 140/2017/NĐ-CP, trong những năm qua, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc từ các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước đã được tuyển dụng làm công chức, viên chức không qua thi tuyển; nhiều em được bố trí công tác phù hợp với trình độ, chuyên môn, phát huy tốt năng lực, sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ và được bổ sung vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, trở thành những cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị và những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực.

tap-huan-thu-hut.jpg
Toàn cảnh buổi tập huấn, trao đổi

Để tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên bảo đảm hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thanh niên, học sinh, sinh viên, nhằm xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu về thanh niên quản lý thống nhất trong toàn Ngành, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn toàn quốc cho đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên đơn vị phụ trách về công tác giáo dục chính trị và công tác sinh viên và đơn vị phụ trách công tác thu hút, tạo nguồn cán bộ trẻ tại các cơ sở giáo dục đại học.

Thông qua tập huấn để các đơn vị, cán bộ hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa, và mục tiêu của chính sách tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ cao, trong đó có sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; đồng thời, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn trong triển khai chính sách, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tại hội nghị, các đại biểu được tập huấn, trao đổi theo 2 chuyên đề: Phát hiện, tổng hợp, lập quy trình theo dõi sinh viên thuộc diện thu hút tại các cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Giới thiệu về hệ thống cơ sở dữ liệu và hướng dẫn quy trình nhập, quản lý dữ liệu về sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP..

Ngày 5.12.2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2017/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đây là văn bản điều chỉnh trực tiếp, đầy đủ, toàn diện nhất về vấn đề này và là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương triển khai xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ cao, trong đó có sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ về cơ quan, đơn vị, địa phương công tác.

Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình. 

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh

Tại hội thảo Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.

 Bộ GD-ĐT lý giải cách hiểu đúng về quy định “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Bộ GD-ĐT lý giải cách hiểu đúng về quy định “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, “xét tuyển sớm” và “phương thức xét tuyển” là khác nhau. Xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, các phương thức xét tuyển được sử dụng ở bất kỳ đợt xét tuyển nào.

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Ngày 26.11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của nó trong phát triển du lịch và văn hóa.

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.