Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp gắn với thị trường lao động hiện đại

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Tờ trình Chính phủ Dự án Luật Việc làm (sửa đổi), trong đó, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chế độ BHTN cho người lao động; nhằm tăng cường các giải pháp hỗ trợ lao động trở lại thị trường.

Sẽ mở rộng đối tượng tham gia

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung các quy định về sử dụng Quỹ BHTN đối với các chế độ mới. Cụ thể, về đối tượng, định hướng sửa đổi, bổ sung theo hướng tất cả người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên, thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Bổ sung đối tượng người có giao kết hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, nhưng làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, bổ sung đối tượng về người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Xây dựng chính sách BHTN gắn với thị trường lao động hiện đại (nguồn: Phạm Giáp)
Xây dựng chính sách BHTN gắn với thị trường lao động hiện đại. Nguồn: Phạm Giáp

Ngoài ra, bổ sung quy định về việc tham gia BHTN đối với các đối tượng khác có thu nhập ổn định, thường xuyên, do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội từng thời kỳ.

Luật sửa đổi cũng dự kiến bổ sung một số trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHTN; bổ sung quy định mức đóng BHTN của người lao động, người sử dụng lao động và mức hỗ trợ của Nhà nước tối đa bằng 1% tiền lương tháng.

Về tiền lương làm căn cứ đóng BHTN, dự kiến quy định tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng. Với nhiều giải pháp đặt ra, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tính toán, khi sửa đổi Luật Việc làm, dự kiến số lao động nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm còn khoảng 6,5% số lao động tham gia BHTN mỗi năm, tương ứng mỗi năm giảm khoảng 150.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp.

Phát huy chức năng quản lý thị trường lao động

Theo thông tin từ cơ quan soạn thảo, bình quân mỗi năm chi trợ cấp thất nghiệp khoảng 10.000 tỷ đồng; tuy nhiên, số chi trợ cấp thất nghiệp cao có nguyên nhân là do chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa thất nghiệp.

Trong khi đó, có 4 chế độ hỗ trợ người lao động, là trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và BHYT. Song, phần lớn người lao động chọn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tính đến hết tháng 3.2024, có trên 14,6 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, chưa có quy định về việc sử dụng kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, mặc dù đây là chế độ của người lao động, nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

Cũng tính đến hết tháng 3, cả nước có trên 261.600 người được hỗ trợ học nghề, số người được hỗ trợ học nghề theo xu hướng cùng với số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Chế độ hỗ trợ học nghề chủ yếu giải quyết nhu cầu học nghề cho người thất nghiệp, mà chưa có hỗ trợ cho người lao động tham gia đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Hơn nữa, hỗ trợ chỉ là học phí học nghề, chưa có các hỗ trợ khác trong thời gian học nghề, dẫn đến khó khăn trong việc tham gia học nghề, nhất là với những người không hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu.

Ngoài ra, chính sách BHTN cũng có chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động, đó là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, quy định tại Luật Việc làm hiện hành và các văn bản hướng dẫn về điều kiện hưởng quá chặt chẽ. Do đó, người sử dụng lao động khó khăn trong việc tiếp cận được với chế độ này. 

Với lần sửa Luật Việc làm sắp tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ bổ sung chính sách BHTN, theo hướng hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động duy trì việc làm, phát huy đầy đủ các chức năng của chính sách này, bảo đảm thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động.

Chia sẻ về định hướng sửa đổi chính sách BHTN khi sửa Luật Việc làm lần này, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, mục tiêu của Quỹ BHTN là hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động nhanh nhất. Quỹ này sẽ như một "giá đỡ" quản trị cho thị trường lao động. Đây là nguyên tắc hàng đầu.

"Nếu hoạt động của Quỹ BHTN mà không giúp người lao động quay trở lại thị trường mà cứ ngồi nhà chờ lĩnh trợ cấp thì coi như quỹ thất bại. Mục tiêu của quỹ là cung cầu được kết nối" - ông Bình nhấn mạnh.

Chính vì thế, lần sửa đổi này, Quỹ BHTN tiếp tục kế thừa quy định hiện hành, song, thiết kế linh hoạt các chế độ hơn; có chế độ để giúp người lao động bảo đảm đời sống, an sinh xã hội trong thời gian thất nghiệp. Cùng với đó, về chế độ đào tạo, Luật dự kiến mở rộng phạm vi hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người lao động với nhiều chiến lược bài bản hơn.

Xã hội

Những trái cam mọng nước
Xã hội

Cam xanh nghĩa tình - Mô hình nông nghiệp sẻ chia

Giữa mùa thu hoạch nhưng đầu ra bấp bênh, trái cam sành miền Tây không chỉ được “giải cứu” mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần sẻ chia trong chương trình “Cam xanh nghĩa tình” - mô hình đã mở rộng thành giải pháp nông nghiệp bền vững, kết nối người nông dân, người tiêu dùng và cộng đồng trên nền tảng số.

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Giao thông

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Những chuyển động tích cực được ghi nhận trên công trường hai dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn). Các nhà đầu tư, nhà thầu đang nỗ lực ngày đêm cho mục tiêu thông tuyến 2 dự án trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân.