Xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất

Diện tích rừng trồng sản xuất bị thiệt hại sau bão số 3 là hơn 170.000ha và cần 5 - 7 năm mới có thể khai thác trở lại, gây thiếu hụt gỗ nguyên liệu khoảng 3,5 triệu m3/năm. Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, Cục Lâm nghiệp kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất.

Ngành lâm nghiệp thiệt hại nặng nề

Tại Hội nghị bàn giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong lĩnh vực lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24.9, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, bão số 3 tác động nặng nề đến mọi lĩnh vực, từ thủy sản đến lâm nghiệp, chăn nuôi... Trong đó, lĩnh vực lâm nghiệp bị ảnh hưởng trong cả chuỗi sản xuất và không chỉ ở thời điểm hiện tại mà tới cả chu kỳ sản xuất thời gian tới.

z5815410635965_982e17ec33cf8a930b47dca88d896c4e-174559_159-143310.jpg
Nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu sau bão số 3. Nguồn: ITN

Theo báo cáo Cục Lâm nghiệp, tính đến 16 giờ ngày 23.9, có 13 tỉnh thiệt hại về rừng sản xuất với diện tích 169.588ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt). Trong đó, 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là Hải Phòng với 10.045 ha; Lạng Sơn 19.729ha; Bắc Giang 26.415ha; và Quảng Ninh 110.713ha.

Hiện các địa phương chưa có thống kê chính thức về doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản bị thiệt hại. Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ, bão số 3 chủ yếu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hầu hết doanh nghiệp ván dán, ván thanh, ván bóc tại các tỉnh miền núi phía Bắc có nhà xưởng xây dựng không kiên cố nên khi bão đổ bộ bị tốc mái, sau bão thì lũ lụt gây sạt lở đất. Ước tính khoảng 200 doanh nghiệp bị thiệt hại, với số tiền khoảng 40 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh Vũ Duy Văn cho biết, 8 công ty lâm nghiệp của tỉnh bị thiệt hại nặng nề, có những doanh nghiệp toàn bộ diện tích rừng không còn cây nào lành lặn. Và với hơn 110.000ha rừng bị ảnh hưởng, Quảng Ninh ước tính có thể giảm tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn hơn 10%. Hiện, Quảng Ninh đã triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão. Tuy nhiên, với diện tích rừng bị ảnh hưởng lớn, diện tích rừng tận thu sẽ rất lớn, đòi hỏi nguồn lực, nhân công với mức chi phí rất lớn.

Nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu

Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực đánh giá, thời gian tới, lượng gỗ nguyên liệu cung cấp trong ngành chế biến gỗ sẽ chịu những tác động. Theo đó, sau bão số 3, việc khai thác, vận chuyển cây bị đổ gãy rất khó khăn, đẩy chi phí nhân công, vận chuyển lên cao; trong khi giá trị gỗ nguyên liệu từ cây bị đổ gãy giảm. Đơn cử, sau cơn bão số 3, giá gỗ nguyên liệu tại tỉnh Bắc Giang ghi nhận giảm khoảng 370.000 đồng/tấn, tương đương bình quân mỗi chủ rừng thất thu khoảng 47 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó là nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu trong những năm tới. Lý do là bởi các diện tích bị gãy đổ do bão phải trồng lại rừng từ 5 - 7 năm mới khai thác, dẫn đến lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước ước sẽ giảm khoảng 3,5 triệu m3/năm.

Trước tình hình trên, nhằm khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại với diện tích rừng do thiên tai gây ra; khôi phục và ổn định sản xuất lâm nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, Cục Lâm nghiệp đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương xây dựng phương án tiêu thụ gỗ nguyên liệu bị gãy đổ, phục hồi diện tích rừng bị thiệt hại, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ sớm phục hồi sản xuất.

Bên cạnh đó, trước diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai, Cục Lâm nghiệp cũng kiến nghị Bộ đề xuất với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất.

Đối với các dự án lâm nghiệp bị ảnh hưởng do cơn bão, Cục đề xuất Bộ tiếp tục đánh giá và hoàn thiện hồ sơ thiệt hại rừng trồng các dự án; xây dựng phương án điều chỉnh thiết kế trình nhà tài trợ và Bộ phê duyệt để trồng lại rừng ngập mặn khi điều kiện về thời tiết và thủy triều ổn định.

Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của người trồng rừng, doanh nghiệp ngành gỗ sau bão số 3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, bộ và các địa phương sẽ sớm có các giải pháp hỗ trợ người dân phục hồi diện tích rừng trồng đã bị thiệt hại.

Theo đó, đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) lập hồ sơ để thanh lý rừng theo quy định; thực hiện khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi. Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

Bộ cũng đề nghị các đối tác quốc tế tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển, phục hồi, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư sống gần rừng. Cùng với đó, đề xuất các nhà tài trợ xem xét điều chỉnh kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3; cho phép điều chỉnh các dòng ngân sách hoặc sử dụng ngân sách dự phòng để hỗ trợ việc trồng lại rừng bị thiệt hại...

Kinh tế

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell
Tài chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell

FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10.2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Đặc biệt, FTSE Russell đánh giá cao giải pháp mới của Việt Nam là mô hình thanh toán “Không yêu cầu có đủ tiền” (Non-Prefunding), được quy định tại Thông tư 68/2024/TT-BTC, cùng nhiều quy định cập nhật trong thông tư này.

Tàu hàng tấp nập cập cảng Tiên Sa
Kinh tế

Bài 1: Cảng Đà Nẵng gắn kết cùng thương hiệu của thành phố đáng sống!

Lời Tòa soạn: Ngày 26.6.2024, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng dự án Cảng biển Liên Chiểu và hệ thống hạ tầng kết nối logistics, khu thương mại tự do. Hiện tại, Đà Nẵng đang có Cảng Tiên Sa (trực thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng). Do đó, cần có các giải pháp để cảng Liên Chiểu cùng với Cảng Tiên Sa phát huy tối đa công năng, trở thành đầu mối giao thương hàng hoá bằng đường biển cho khu vực và cả nước, góp phần đưa Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế.

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
Kinh tế

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035
Kinh tế

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035

Ngày 7.10 (giờ địa phương), tại trụ sở UNESCO, Pháp, tập đoàn SOVICO và UNESCO đã ký và trao Thoả thuận khung hợp tác chiến lược giai đoạn 2025 – 2035,  hiện thực hoá một số chương trình hợp tác trong Thoả thuận Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Chương trình trao văn kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cùng các Lãnh đạo cấp cao của hai bên.

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo
Bất động sản

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo

Thị trường Móng Cái đang nóng lên sau khi Vinhomes và Vincom Retail chính thức mở bán quỹ căn tại phố thương mại độc đáo – Trung tâm thương mại quốc tế Vinhomes Golden Avenue. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Móng Cái và các tỉnh, thành phía Bắc đang sẵn sàng chốt căn shophouse để đón đầu cơ hội kinh doanh có 1-0-2.

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội
Kinh tế

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, vừa qua Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ TOMECO đã khởi công Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ TOMECO tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số
Kinh tế

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số

Với nguồn kinh phí 33 tỷ đồng từ 5 doanh nghiệp công nghệ lớn, dự kiến sẽ có khoảng 5.100 doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Kinh tế

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tiếp nối chủ trương đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

Khuyến công tiếp tục là trợ lực vững chắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Gỡ khó chính sách cho hoạt động khuyến công

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam mong muốn những khó khăn về nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, chính sách… về khuyến công sớm được tháo gỡ. Đây sẽ là trợ lực tốt để các địa phương phấn đấu đạt mục tiêu của năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang
Kinh tế

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang

Các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là các cơ sở chế biến sâu (thành phẩm) với quy mô còn nhỏ, lẻ sau khi được nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, năng lực quản lý; từ đó xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm.

Khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Khuyến công đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế khu vực

Công tác khuyến công thời gian qua đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực phía Nam; không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy, xây dựng các địa phương ngày càng giàu mạnh.

EVN triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện những tháng cuối năm.
Kinh tế

Vận hành an toàn, bảo đảm cung ứng điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng năm 2024, Tập đoàn đã bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh; lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Cụm khí điện đạm Cà Mau
Doanh nghiệp

Petrovietnam chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá

Theo TS. Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi Petrovietnam phải chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để có thể bắt kịp các Tập đoàn cùng ngành trong khu vực.

 Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt
Kinh tế

Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án đầu tư tạo năng lực sản xuất mới, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp kết nối vùng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API
Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Mới đây, tại Singapore, Tạp chí The Asian Business Review đã tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên Asian Experience Awards nhằm ghi nhận, vinh danh những sáng kiến đột phá của các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng từng lĩnh vực tại mỗi quốc gia. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự nhận giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng của năm - ngành Ngân hàng" (Customer Experience of the Year - Banking) cho giải pháp công nghệ Call API, giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng.

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung (Tổng cục Thống kê, 6.9.2024).