Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Xác định rõ hơn chủ thể và công cụ giám sát
Báo Đại biểu Nhân dân
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, tại Hội thảo do Ủy ban Pháp luật và Tư pháp phối hợp với Hội đồng Dân tộc tổ chức, các đại biểu cho rằng, cần xác định khái niệm giám sát của Quốc hội, HĐND nhằm làm rõ bản chất, mục tiêu của hoạt động giám sát, gắn với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đồng thời, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hoạt động giám sát trong việc cung cấp, trao đổi với chủ thể giám sát.
Làm rõ bản chất, mục tiêu của hoạt động giám sát
Các đại biểu tại Hội thảo cơ bản thống nhất với các nội dung trong dự thảo Luật, đồng thời đánh giá cao quá trình xây dựng Luật được thực hiện công phu, bài bản, khoa học; khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: M. Trang
Báo cáo một số vấn đề lớn, quan trọng, còn ý kiến khác nhau của dự án Luật, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Minh Hiếu cho biết, về hoàn thiện khái niệm "giám sát" đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong quá trình xây dựng dự án Luật, có ý kiến cho rằng khái niệm giám sát trong Luật hiện hành chưa phản ánh đầy đủ nội dung, tính chất, phạm vi... hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đồng thời đề nghị nghiên cứu sửa đổi khái niệm giám sát theo hướng xác định rõ hơn chủ thể giám sát, chịu sự giám sát, công cụ giám sát và mục tiêu giám sát, bảo đảm có tính hội nhập quốc tế.
Quan tâm tới khái niệm giám sát, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, PGS.TS. Lê Minh Thông đề nghị, cần xác định rõ khái niệm giám sát của Quốc hội, HĐND để định nghĩa trong dự thảo Luật. Qua đó, làm rõ bản chất, mục tiêu của hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, gắn với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9.11.2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Hay nói cách khác, cần khẳng định giám sát của Quốc hội, HĐND là phương thức kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội, HĐND.
Như vậy, tại khoản 1 Điều 2 không cần định nghĩa riêng biệt thuật ngữ “giám sát” mà cần định nghĩa thuật ngữ gắn với Quốc hội và HĐND là giám sát của Quốc hội và giám sát của HĐND. Nêu quan điểm này, PGS.TS. Lê Minh Thông đề xuất, khoản 1 Điều 2 có thể được thể hiện những nội hàm sau: Giám sát của Quốc hội và HĐND là phương thức kiểm soát quyền lực của các cơ quan dân cử đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước chịu sự giám sát về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định pháp luật; xem xét, đánh giá thực tiễn tuân thủ Hiến pháp, tổ chức thi hành pháp luật làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách pháp luật, kịp thời phát hiện các yếu kém, vi phạm để xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý .
Về khái niệm giám sát tối cao, PGS.TS. Lê Minh Thông lưu ý, cần nghiên cứu quy định một cách rõ hơn nội hàm của giám sát tối cao trong phần giải thích từ ngữ để thể hiện được bản chất của giám sát tối cao là giám sát ở tầng cao nhất của quan hệ quyền lực, tập trung vào việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, tư pháp, các thiết chế hiến định độc lập cấp trung ương.
Quan tâm tới nội dung này, một số ý kiến cũng đề nghị, nghiên cứu sửa đổi khái niệm giám sát theo hướng xác định rõ hệ quả giám sát; đối với nội hàm “giám sát tối cao” cần rõ đối tượng chịu sự giám sát; có cách tiếp cận mới về chức năng, quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Bám sát quan điểm những gì đã chín, đã rõ, đồng thuận cao thì sửa ngay
Trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật, cần quán triệt tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bám sát quan điểm, những gì đã chín, đã rõ, đồng thuận cao thì sửa ngay; những gì còn ý kiến khác nhau, chưa đồng thuận cao thì tiếp tục nghiên cứu...
Những quan điểm đổi mới trong xây dựng pháp luật mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, các văn bản của UBTVQH đã nhấn mạnh đến các nguyên tắc “chung", "khung", "thuộc thẩm quyền”; chuyển từ quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo; phân cấp, phân quyền triệt để để "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; chống tiêu cực, lãng phí, thời gian, công sức của các cơ quan. Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi tư duy, chuyển đổi hành động, chuyển đổi quyết tâm, chỉ bàn làm không bàn lùi.
Về khái niệm giám sát, đây là một chức năng, phương thức kiểm soát quyền lực và đích cuối cùng là để hoàn thiện chính sách, pháp luật, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Khái niệm trong dự thảo Luật phải trả lời được 3 câu hỏi: là gì, làm như thế nào và mục đích đạt được ra sao?
Về tổ chức phiên giải trình, UBTVQH đánh giá cao việc các Ủy ban tổ chức phiên giải trình rất nhanh, gọn, hiệu quả, do đó, cần xem xét kỹ lưỡng nội dung này trong dự thảo Luật. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thêm ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các chính sách khi bổ sung các nguyên tắc trong dự thảo Luật.
Liên quan đến quy định về phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế, cần xem xét quy định mang tính nguyên tắc và tùy theo mối quan hệ và địa bàn để phối hợp hoặc đơn phương giám sát. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định theo hướng UBTVQH xác định hàng năm và trước mỗi kỳ họp Quốc hội đối với thời điểm xem xét thảo luận báo cáo.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cùng Hội đồng Dân tộc tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.
Tạo sự liên thông giữa cơ quan dân cử các cấp
Nhấn mạnh việc trao đổi, sử dụng thông tin của hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, ĐBQH Nguyễn Tiến Thịnh (Hà Nội) nhận thấy, trong dự thảo Luật lần này đã có quy định về việc đăng tải công khai thông tin về hoạt động giám sát cũng như việc theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện sau giám sát và việc chuyển kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hoạt động giám sát trong việc cung cấp, chia sẻ, trao đổi cho chủ thể giám sát (Điều 88a).
Đại biểu Nguyễn Tiến Thịnh đề nghị bổ sung vào Điều 89 nội dung quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giám sát trong việc đưa ra báo cáo, kết luận, kiến nghị sai sự thật hoặc phản ảnh thiếu chính xác, không khách quan những vấn đề được giám sát làm ảnh hưởng đến nội dung giám sát.
Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung quy định về việc cung cấp thông tin trong hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cấp tỉnh. Trong đó, đại biểu Nguyễn Tiến Thịnh lưu ý, việc cung cấp báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố.
Đồng thời, Thường trực HĐND cấp tỉnh cũng thường xuyên báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND cấp mình với UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực để cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động theo dõi chung trong việc thi hành pháp luật của lĩnh vực có liên quan; tương tự là cấp huyện với cấp tỉnh, cấp xã với cấp huyện. Như vậy, sẽ tạo sự liên thông, nắm bắt thông tin giữa cơ quan dân cử các cấp trong hoạt động giám sát.
Thay mặt cơ quan soạn thảo dự án Luật, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm cho biết, dự thảo Luật đã được trình lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Cơ quan soạn thảo đã tiếp thu quan điểm đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật là Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trên cơ sở các ý kiến, cơ quan soạn thảo sẽ rà soát các nội dung có liên quan, làm rõ quan điểm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” cũng như vai trò giám sát của Quốc hội và HĐND.
Đồng thời, từ thực tiễn, Hội đồng Dân tộc sẽ phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiếp thu các ý kiến tại Hội thảo, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương để rà soát và hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo tại Phiên họp của UBTVQH vào tháng 3 tới.
Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.
Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.
PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.
Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.
Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.
Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.
Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.
Ngày 27.3, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Đình Thi làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận, khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.
Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.
Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.
Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.
“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.