Dự án Luật Điện lực (sửa đổi):

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, "nếu giá điện bù đắp đúng, đủ toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh điện và có lợi nhuận cho đơn vị điện lực thì phải được xác định là nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện. Khi giá đã phản ánh đúng, đủ chi phí điện bán cho các nhóm khách hàng thì tự nó cũng sẽ hình thành cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý theo chi phí". 

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục Phiên họp thứ 36, chiều 19.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện 

Trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, sau khi Luật Điện lực năm 2004 có hiệu lực, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam (trong đó có lĩnh vực điện lực) được ban hành. Cụ thể như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20.8.2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030…

Đồng thời, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, đến nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, Bộ Công Thương đã tham mưu, để Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật Điện lực năm 2004.

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện -0
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật gồm 9 chương, 121 điều, trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về: quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện… Bỏ 4 điều; gộp 4 điều vào các điều khác; bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Tạo điều kiện phát triển nguồn và lưới điện

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Thường trực Ủy ban tán thành đề xuất ban hành Luật Điện lực (sửa đổi), đồng thời nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi Luật cần: thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia; tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động điện lực, hướng tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh; xử lý, tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật về điện lực, đồng thời không hợp thức hóa các sai phạm trong lĩnh vực điện lực…

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật. Ảnh: Hồ Long

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đánh giá, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013; tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khoản 1, Điều 6 của dự thảo Luật quy định về hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động điện lực là chưa đầy đủ, chưa phù hợp với quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 3 Điều 68 để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật. Một số ý kiến đề nghị, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tập trung sửa các vấn đề đang khó khăn, trở ngại

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Nội dung sửa đổi Luật toàn diện, với 6 nhóm chính sách lớn, tác động trực tiếp đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh về thị trường điện, giá điện, bảo đảm an toàn quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ điện. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cơ quan soạn thảo, Chính phủ và Bộ Tư pháp rà soát kỹ lưỡng để xác định có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp hay không.

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện -0
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay, vướng mắc trong đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhằm thúc đẩy quá trình phát triển, hoàn thiện thị trường năng lượng cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước. 

Đối với yêu cầu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu bảo đảm phù hợp Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bám sát Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời nhấn mạnh, “cần cập nhật, đưa vào những định hướng, những quan điểm, những giải pháp của Nghị quyết 55 NQ/TW”. 

Về hoạt động mua bán điện thì từ Điều 51 đến Điều 78 xác định nội dung, nguyên tắc định giá là quan trọng, trong khi luật hóa chính sách giá điện có ý kiến đề xuất một số nội dung cần điều chỉnh trong dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc xây dựng nguyên tắc định giá, nhất quán giá điện phải bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và có lợi nhuận cho các đơn vị điện lực, phù hợp với mặt bằng thị trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện.

“Nếu giá điện bù đắp đúng, đủ toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh điện và có lợi nhuận cho đơn vị điện lực thì phải được xác định là nguyên tắc xuyên suốt bao trùm của giá điện. Khi giá đã phản ánh đúng, đủ chi phí điện bán cho các nhóm khách hàng thì tự nó cũng sẽ hình thành cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý theo chi phí”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đánh giá dự thảo Luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, để sửa đổi luật này thì cần tập trung vào những vấn đề hiện nay đang khó khăn, đang trở ngại, làm sao khi sửa sẽ tháo gỡ được cho kinh tế - xã hội phát triển; tháo gỡ cho sinh hoạt, đời sống của người dân ổn định hơn.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật; làm rõ các nội dung, tiếp thu đầy đủ, giải trình, thuyết phục các ý kiến tham gia để sớm trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt điều hành Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm về dự án Luật sửa đổi 4 Luật về đầu tư

Sáng 15.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt điều hành Tọa đàm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV có khối lượng công việc rất lớn, rất khó, nhưng với cách làm tiếp tục đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Kỳ họp sẽ thành công tốt đẹp. Với tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Dư luận xã hội, cử tri và Nhân dân đang rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ Tám.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng 15.10, tại Hà Nội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị Phối hợp công tác tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám

Sáng nay, 15.10, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng Đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ tôn vinh nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Tối nay, 14.10, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm thành lập Hội (14.10.1930 – 14.10.2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 14.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động của Tổ biên tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Sáng 14.10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13.10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".