Xác định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Linh hoạt, cụ thể, đơn giản hóa là những điểm nổi bật trong Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 10.5.2024.

Đây là thông tư thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH. Đồng thời, đưa ra những cải tiến lớn về cách xác định và đánh giá chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Quy định theo hướng mở và cụ thể

Một trong những điểm nổi bật của Thông tư là việc làm rõ quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành. Các quy định này không chỉ mở rộng phạm vi công nhận văn bằng, chứng chỉ mà còn đảm bảo không hạ thấp chuẩn của nhà giáo GDNN. Nhà giáo được xem là đạt chuẩn khi có các văn bằng và chứng chỉ sau:

Văn bằng chuyên sâu và đặc thù: Bằng kỹ sư, bằng bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, bằng cử nhân hoặc tương đương đối với các ngành: nghệ thuật, thể dục - thể thao, công nghệ thông tin, kế toán, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, đào tạo giáo viên, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài.

Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ngày càng linh hoạt và cụ thể -0
Nhiều điểm mới trong quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (ITN)

Chứng chỉ kỹ năng nghề: Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú, Chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề, chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi quốc gia, giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế, chứng nhận huấn luyện học sinh đoạt giải thưởng trong lĩnh vực GDNN.

Văn bằng và chứng chỉ khác: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo Công ước STCW, bằng tốt nghiệp trung cấp ngành xiếc và tạp kỹ, giấy phép lái xe hạng B2 trở lên đối với giáo viên dạy thực hành lái xe.

Văn bằng, chứng chỉ GDNN do cơ sở GDNN nước ngoài cấp như Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia..

Đơn giản hóa nhưng vẫn đầy đủ

Một trong những điểm tối ưu của thông tư lần này là sự đơn giản hóa ở nhiều điều khoản. Ví dụ, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định 36-44 chỉ số đánh giá khác nhau cho nhà giáo ở các trình độ.

Tuy nhiên, Thông tư 05/2024 đã đơn giản hóa các tiêu chí này thành 5 nhóm tiêu chí chính, áp dụng cho cả ba cấp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng: Tiêu chí về trình độ đào tạo; tiêu chí về trình độ nghiệp vụ sư phạm; tiêu chí về năng lực sử dụng ngoại ngữ; tiêu chí về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; tiêu chí về học tập và bồi dưỡng nâng cao.

Việc giảm các tiêu chí định tính này giúp nhà giáo và các cơ sở GDNN tập trung hơn vào việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Quy trình đánh giá và xếp loại cũng được đơn giản hóa. Theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100 và xếp loại thành ba hạng A, B, C. Tuy nhiên, Thông tư 05/2024 đã loại bỏ cách đánh giá này. Thay vào đó, nhà giáo chỉ cần đạt hoặc không đạt theo 5 tiêu chí đã đề ra, không còn phân loại thành các hạng. Nhà giáo là viên chức công lập sẽ được đánh giá theo quy định của Luật Viên chức.

Thông tư số 05/2024 trao nhiều quyền tự chủ và trách nhiệm hơn cho các cơ sở GDNN trong việc quản lý chuyên môn. Cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN, và trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên có trách nhiệm xác định sự phù hợp về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề của nhà giáo với ngành, nghề được phân công giảng dạy. Điều này giúp tháo gỡ vướng mắc trong việc đăng ký hoạt động GDNN và phân công giảng dạy, đặc biệt đối với những ngành nghề mới.

Điều này không chỉ làm tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, mà còn giúp tháo gỡ vướng mắc cho các cơ sở trong việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, và phân công giảng dạy (lý thuyết/thực hành/tích hợp) cho phù hợp. Đặc biệt, đối với một số ngành nghề mới chưa có, hoặc có rất ít cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

Những thay đổi trong Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo và các cơ sở GDNN, đồng thời thúc đẩy tính tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Các quy định mới này không chỉ giúp chuẩn hóa mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Đời sống

Những trái cam mọng nước
Xã hội

Cam xanh nghĩa tình - Mô hình nông nghiệp sẻ chia

Giữa mùa thu hoạch nhưng đầu ra bấp bênh, trái cam sành miền Tây không chỉ được “giải cứu” mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần sẻ chia trong chương trình “Cam xanh nghĩa tình” - mô hình đã mở rộng thành giải pháp nông nghiệp bền vững, kết nối người nông dân, người tiêu dùng và cộng đồng trên nền tảng số.

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".