Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đoàn kiểm tra do Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Phan Hồng Nguyên làm Trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra, khảo sát công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Đây là hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 1031/QĐ-BTP ngày 4.6.2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở và đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.

Tham dự kiểm tra, về phía địa phương có ông Trần Thanh Tài, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông; ông Phạm Minh Ảnh, Trưởng phòng Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện Đắk R'Lấp; ông Lê Viết Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã và thành viên trong thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các công chức chuyên môn của xã và Trưởng thôn, bon, Tổ trưởng Tổ hòa giải trên địa bàn xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ảnh 1
Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Tâm

Nội dung kiểm tra tập trung vào các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nguồn lực bảo đảm, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai công tác này. Đoàn kiểm tra đã tiến hành xem xét thực tế hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; hồ sơ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2023, 2024 được lưu trữ tại UBND xã.

Qua kiểm tra cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được HĐND, UBND xã quan tâm triển khai thực hiện.

Đối với công tác hòa giải ở cơ sở, UBND xã đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên. Hiện nay, trên địa bàn xã hiện có 11 tổ hòa giải với 80 hòa giải viên đang hoạt động. Mỗi tổ hòa giải có từ 5 đến 7 thành viên, huy động được lực lượng công an viên, người có uy tín trong đồng bào tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Xã có 2 Tổ hòa giải ở cơ sở kiểu mẫu.

Năm 2023, các tổ hòa giải trên địa bàn xã đã tiếp nhận tổng số 14 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, hòa giải thành 14/14 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Trong 6 tháng đầu năm 2024 hòa giải 4 vụ việc (trong đó hòa giải thành 2 vụ việc, không thành 2 vụ việc). Việc chi thù lao cho hòa giải viên, chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, qua đó góp phần tạo điều kiện khuyến khích hòa giải viên tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở tại địa phương.

Đối với công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND xã đã phân công công chức chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. Trình tự, thủ tục đánh giá, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 cơ bản được thực hiện đúng theo quy định, hồ sơ tài liệu kiểm chứng đầy đủ, rõ ràng.

Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ảnh 2
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Tâm

Năm 2023, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với điểm số cao 90 điểm và đạt chỉ tiêu 16 "tiếp cận pháp luật" trong bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Đa số các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật đúng quy định pháp luật. Nhiều nội dung thực hiện tốt như thực hiện công khai thông tin theo Luật Tiếp cận thông tin, xây dựng, triển khai các mô hình về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hiệu quả; chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật đối tượng đặc thù, tỷ lệ hòa giải thành cao, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tiếp công dân giải quyết thủ tục hành chính, tiêu chí về an toàn, an ninh trật tự; bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở.

Bên cạnh đó, công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã Nhân Cơ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; như nội dung Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 còn chung chung, chưa bám sát vào tình hình thực tiễn của địa phương; một số hòa giải viên còn hạn chế về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải...

Thay mặt Đoàn kiểm tra, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên ghi nhận sự tích cực, nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng ủy, chính quyền xã Nhân Cơ trong triển khai công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trước bối cảnh phải đảm nhận khối lượng công việc ngày càng nhiều, nguồn lực hạn chế. 

Để triển khai và nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đề nghị chính quyền xã Nhân Cơ nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP là nhiệm vụ thường xuyên, độc lập và phải bảo đảm thực chất, tránh hình thức. Do đó, kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Cùng với nội dung kiểm tra, Bộ Tư pháp triển khai khảo sát qua phiếu phục vụ đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Nhân Cơ và xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp. Đây là những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động phục vụ sơ kết tình hình triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp trong năm 2024.

An ninh cơ sở

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long
Địa phương

Hòa Bình xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc

Sau 2,5 ngày đêm thực hành, cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình năm 2024 vừa thành công tốt đẹp. Kết quả trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, khả năng ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp trong tình hình mới.

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân
An ninh cơ sở

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân

Từ ngày 17.9 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp có mưa to đến rất to, nước nhiều tuyến sông dâng cao, gây ngập úng; sạt lở đất đai; nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt; hàng trăm hộ dân bị cô lập... Hiện, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các địa phương triển khai kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.