Xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn

Có 1.504 công trình cấp nước tập trung, nhưng có tới 240 công trình hoạt động kém hiệu quả (chiếm tỷ lệ 15,95%), 207 công trình không hoạt động... Để khắc phục tình trạng này, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Cao Bằng đề nghị, bên cạnh đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn vốn đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, cần khuyến khích xã hội hóa thu hút đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn.

Hàng trăm công trình hoạt động không hiệu quả

Công trình cấp nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Giai đoạn 2018 - 2023, việc đầu tư, phát triển hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và duy tu, bảo dưỡng các công trình này đã được cấp ủy Đảng chính quyền tỉnh Cao Bằng và các cơ quan chức năng quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong đó, có 224 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đưa tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh qua các năm đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, đến năm 2023 đạt 93,15%,trong đó tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế năm 2023 đạt 19,33%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung năm 2023 đạt được 12,45%, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Cao Bằng khảo sát tại công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Làng Đền - Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An
Ban Dân tộc HĐND tỉnh Cao Bằng khảo sát tại công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Làng Đền - Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An

Tuy nhiên, kết quả giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Cao Bằng về đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2023 mới đây cho thấy, hiện toàn tỉnh có 1.504 công trình cấp nước tập trung, nhưng có đến 240 công trình hoạt động kém hiệu quả, 207 công trình không hoạt động, trong khi người dân vẫn phải sử dụng các nguồn nước không bảo đảm vệ sinh. Chưa kể có công trình được đầu tư tiền tỷ vẫn nằm phơi sương, phơi nắng gây lãng phí không nhỏ tiền của Nhà nước và Nhân dân. 

Cần giải pháp quản lý hiệu quả, tránh lãng phí

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho khu vực này; nhiều kiến nghị cũng như những bức xúc về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường được giải quyết thỏa đáng; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch tăng dần qua các năm. Tuy vậy, tính bền vững của các thành quả đạt được chưa cao, chất lượng nước, chất lượng xây dựng các công trình còn nhiều bất cập. Nhiều công trình nước kém hoạt động và không hoạt động không chỉ gây lãng phí vốn đầu tư mà còn làm giảm niềm tin của người dân. 

Nguyên nhân được Đoàn giám sát đưa ra do thời tiết khô hạn, hệ thống nước mặt bị tụt, một số công trình nước tự chảy nguồn nước không bảo đảm nên công trìnhkhông sử dụng được. Một số công trình được đầu tư từ lâu đã hết khấu hao, hệ thống đường ống bị hư hỏng không được sửa chữa... Bên cạnh đó, việc chỉ đạo triển khai cụ thể hóa các văn bản của Trung ương chưa kịp thời; còn nhiều công trình sau đầu tư được đưa vào sử dụng, nhưng chưa quyết toán dự án hoàn thành; nhận thức, ý thức của một số người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng và bảo vệ các công trình nước sạch nông thôn tập trung còn nhiều hạn chế. Đối với các công trình giao cho UBND xã quản lý và UBND xã giao cho Tổ, cộng đồng quản lý, khai thác thì lực lượng vận hành của một số công trình chưa được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các công trình...

"Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh là nguồn vốn. Do thiếu nguồn vốn, khiến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hư hỏng, xuống cấp tại các địa phương không được sửa chữa kịp thời, nên phải ngừng hoạt động" - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn nhấn mạnh.

Do đó, để phát huy hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn vốn đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, cần khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; quan tâm bố trí kinh phí triển khai thực hiện đầu tư mới các công trình nước sạch nông thôn; kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình đã sử dụng lâu năm, mở các lớp tập huấn cho công chức cấp huyện, cấp xã và cá nhân, doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn; UBND tỉnh sớm có phương án giải quyết đối với 447 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả; xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn. Qua đó, có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ về giá nước sạch phù hợp với khả năng cân đối của địa phương để người dân có cơ hội được tiếp cận nước sạch...

Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Thái Hà cho biết: Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn đánh giá hiện trạng nguồn nước, tình trạng hư hỏng của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn toàn tỉnh để tham mưu đề xuất, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình và chú trọng công tác quản lý sau đầu tư, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng; phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, ngày 24.6.2022 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Khảo sát, tổng hợp nhu cầu nâng cao năng lực về quản lý khai thác công trình cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết...

Hội đồng nhân dân

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khảo sát thực tế tại huyện Quỳ Hợp
Chuyển động

Bài 1: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản

Khảo sát việc triển khai thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận: sau gần 14 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện đã và đang đi vào nền nếp, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị
Chuyển động

Bằng chứng thực tiễn từ thông tin bằng hình ảnh

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Cao Bằng với Thường trực HĐND các huyện, thành phố năm 2024 mới đây, nhiều ý kiến cho rằng: Để hoạt động chất vấn đạt chất lượng, cần thành lập Đoàn khảo sát để nắm bắt thực trạng, nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn; chú trọng thu thập thông tin bằng hình ảnh làm tư liệu, bằng chứng thực tiễn, chân thực giúp đại biểu có cơ sở nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận rõ hơn vấn đề chất vấn, đồng thời giúp chủ tọa điều hành, kết luận nội dung trọng tâm, chính xác.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 vừa được tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc cần giải quyết rất lớn, nhiều việc phát sinh; đặc biệt là nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công… Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải tập trung cao độ, hành động quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

Đoàn giám sát kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Nâng cao chất lượng thuốc điều trị

Giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Y tế xem xét, giao các danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho Trung tâm mua sắm cấp Quốc gia đấu thầu để chuyển giao lại cho tỉnh thực hiện hợp đồng mua thuốc; bổ sung danh mục thuốc thuộc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc cho các bệnh viện hạng 2 nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng thuốc điều trị cho người bệnh…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công

Tại Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra của 3 tháng cuối năm 2024 rất khẩn trương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn đề nghị cấp ủy, chính quyền tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2023 - 2025; quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 gắn với trách nhiệm người đứng đầu…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu kết luận hội nghị
Hội đồng nhân dân

Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND; trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và xã Hòa Phong tổ chức tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân trong khu vực triển khai dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân

Tiếp công dân là biểu hiện cụ thể “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta; đặc biệt, đối với mỗi cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Tại hội nghị giao ban vừa qua, những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân đã thu hút sự quan tâm, tham gia đóng góp của đại diện Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và cơ quan dân cử cấp huyện trên địa bàn.

Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố lần thứ Bảy
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục có những đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều đó được thể hiện qua sự chủ động trong công tác tổ chức kỳ họp, ban hành và triển khai kịp thời các nghị quyết; các chuyên đề giám sát được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, tập trung những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội... Đáng chú ý, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo được chú trọng, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Chưa sát nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024. Theo đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm; qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu…

Cử tri huyện Thống Nhất phát biểu ý kiến tại một hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp

Một nội dung Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về việc “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” nhấn mạnh đó chính là việc xây dựng phần mềm dùng chung để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp, ưu tiên liên thông dữ liệu về các nghị quyết đã ban hành và các chương trình giám sát của HĐND các cấp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm tại Thanh Hóa (tháng 6.2024)
Diễn đàn

Bài cuối: Gỡ khó để phát huy tối đa hiệu quả chính sách

Trong 8 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, vẫn còn 3 chính sách hiện chưa thể áp dụng trong thực tiễn, gồm: chính sách về mức dư nợ vay; chính sách về phí và lệ phí; chính sách thu từ xử lý nhà, đất. Chưa kể, các chính sách đang được áp dụng cũng bộc lộ vướng mắc, khó khăn nên chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng... đòi hỏi cần sớm sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 11 nghị quyết quan trọng

Ngày 8.10, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Chủ tọa kỳ họp. Ảnh An Nhiên
Hội đồng nhân dân

Thông qua 18 nghị quyết quan trọng

Sáng 8.10, Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hội đồng nhân dân

Bài 1: “Lực đẩy” phát triển kinh tế

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa “mục tiêu lớn” đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực tế theo đơn kiến nghị của người dân
Diễn đàn

Bài 3: Kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp các hành vi vi phạm

Xem xét, chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp: Ủy ban kiểm tra cấp ủy xem xét kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức và cá nhân liên quan có hành vi vi phạm các quy định của Đảng; chuyển cơ quan thanh tra đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước; chuyển cơ quan điều tra để điều tra xử lý đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng, tiêu cực, có nguy cơ gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước qua giám sát của HĐND các cấp.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đi thực tế khu vực xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Thiên Thanh
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND các cấp, Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ là đại biểu HĐND chuyên trách; có kế hoạch luân chuyển nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND tỉnh, cấp huyện; cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh...

Đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát Cụm công nghiệp Long Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành.
Diễn đàn

Bài 1: Công khai, minh bạch kết luận giám sát

100% cấp ủy huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hàng năm ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Định kỳ hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức ít nhất 1 phiên giải trình; Thường trực HĐND cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế hàng năm tổ chức ít nhất 2 phiên giải trình… 100% kết luận giám sát của HĐND phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương.