Vương quốc Anh cải tổ giáo dục để giúp học sinh phát hiện thông tin sai lệch

Trước những cuộc bạo loạn sắc tộc gần đây nổ ra trên khắp đất nước chỉ vì một thông tin sai sự thật, Chính phủ Vương quốc Anh đang thực hiện bước cải tổ giáo dục quan trọng nhằm hạn chế sự lan truyền của thông tin sai lệch và nội dung cực đoan. Sáng kiến ​​này cung cấp kiến thức cần thiết, giúp học sinh đối mặt với tính phức tạp của bối cảnh thông tin hiện đại.

Các trường học ở Vương quốc Anh dạy học sinh phát hiện tin giả và sai lệch -0
Nguồn: linkedin.com

Cuộc bạo loạn nghiêm trọng do fakenews

Sự việc bắt nguồn từ vụ đâm dao hàng loạt tại một lớp học yoga và nhảy theo chủ đề Taylor Swift dành cho trẻ em ở thị trấn ven biển Southport, Tây Bắc nước Anh. Vụ tấn công, cướp đi sinh mạng của 3 bé gái và khiến nhiều người khác bị thương, được cho là do một công dân Anh 18 tuổi gốc Rwanda thực hiện. Biểu tình bạo lực bùng phát do thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội về danh tính và tôn giáo của nghi phạm 17 tuổi, cáo buộc nghi phạm là người Hồi giáo xin tị nạn. Những thông tin sai lệch này làm sâu sắc thêm căng thẳng trong xã hội hiện tại, đặc biệt là xung quanh vấn đề nhập cư. Sau đó, các nền tảng truyền thông xã hội trở thành ổ chứa thông tin sai lệch, thuyết âm mưu và lời lẽ cực đoan, tiếp tục thúc đẩy tâm lý tẩy chay, bài ngoại và bài nhập cư ngày càng nghiêm trọng.

Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin sai lệch trong các cuộc bạo loạn đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một chiến lược toàn diện để chống lại thông tin sai lệch trên môi trường kỹ thuật số. Chính phủ Anh phản ứng nhanh chóng bằng cách đề xuất một cuộc cải tổ giáo dục cấp bách nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn về những thông tin trên các nền tảng mạng xã hội.

Lồng ghép tư duy phản biện

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh, Bridget Phillipson, tuyên bố, Chính phủ sẽ cải cách chương trình giảng dạy quốc gia để lồng ghép các kỹ năng tư duy phản biện vào nhiều môn học khác nhau. Cải cách này được thiết kế để giúp học sinh xác định và bác bỏ thông tin sai lệch, tin tức giả mạo và nội dung cực đoan. Bà nhấn mạnh, “điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta phải cung cấp cho giới trẻ kiến ​​thức và kỹ năng để có thể phân biệt được thông tin tốt, xấu mà các em đọc trên môi trường trực tuyến".

Tại các lớp học tiếng Anh, học sinh sẽ học cách phân tích và đưa ra phản biện về các bài báo và nội dung truyền thông khác, tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc và mục đích. Phương pháp tiếp cận này sẽ giúp các em nhận ra các lỗi ngụy biện và kỹ thuật tu từ thường được sử dụng trong thông tin sai lệch, tin giả.

Trong khi đó, các lớp học máy tính có thể dạy học sinh cách xác định và tránh những nguồn thông tin không đáng tin cậy, trong khi có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa các trang web cung cấp báo chí hợp pháp và các trang chứa nội dung thiên vị hoặc tuyên truyền sai lệch. Học sinh cũng học cách phát hiện ra sự khác biệt giữa các bức ảnh chân thực và các bức ảnh đã được chỉnh sửa bằng photoshop hay nhiều cách khác. Tương tự, các lớp toán sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu cách các dữ liệu thống kê có thể bị thao túng để đánh lừa độc giả. Học sinh sẽ được dạy cách phân tích dữ liệu, diễn giải biểu đồ và đưa thống kê vào bối cảnh, bảo đảm các em được trang bị tốt hơn để phát hiện thông tin sai lệch dựa trên các con số bị bóp méo. Chưa hết, trong bộ môn khoa học xã hội và lịch sử, học sinh sẽ khám phá bối cảnh lịch sử của thông tin sai lệch và tuyên truyền, xem xét cách các chiến thuật này được sử dụng để thao túng dư luận. Góc nhìn rộng hơn này sẽ giúp học sinh hiểu được hậu quả lâu dài của thông tin sai lệch đối với xã hội.

Chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan

Những thay đổi trong chương trình giảng dạy nói trên là một phần trong chiến lược rộng hơn của xứ sở sương mù nhằm chống lại nội dung cực đoan trực tuyến. Sau các cuộc bạo loạn, Chính phủ Anh công bố các biện pháp chặt chẽ hơn để giám sát và quản lý nội dung trực tuyến. Cơ quan Công tố Hoàng gia (CPS) đã nhắc lại rằng, nội dung kích động bạo lực hoặc thù hận không chỉ có hại mà còn bất hợp pháp. Anh đang thực hiện nhiều bước đi buộc các nền tảng truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung mà họ lưu trữ, với các hình phạt nặng nếu không xóa nội dung có hại kịp thời.

Dự luật An toàn trực tuyến, dự kiến ​​sẽ được thông qua thành luật vào cuối năm nay, sẽ trao quyền cho các cơ quan quản lý hành động chống lại các nền tảng trực tuyến cho phép nội dung cực đoan phát triển mạnh. Dự luật yêu cầu các công ty truyền thông xã hội phải thực hiện các biện pháp kiểm duyệt chặt chẽ hơn và cung cấp cơ chế báo cáo rõ ràng hơn về nội dung có hại.

Giáo sư Becky Francis, chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Vương quốc Anh, sẽ là người đi đầu trong việc xem xét lại chương trình giảng dạy. Bà là người ủng hộ mạnh mẽ cho việc đưa tư duy phản biện vào chương trình giảng dạy và trước đây từng dẫn đầu nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục. Sự tham gia của bà cho thấy cam kết của Chính phủ Anh trong việc thực hiện cải cách này vừa toàn diện, vừa hiệu quả. Giáo sư Francis dự kiến ​​sẽ đưa ra khuyến nghị của mình vào giữa năm 2025, và công bố kế hoạch về chương trình giảng dạy mới kịp thời vào tháng 9.2025.

Động thái mới đánh dấu thay đổi đáng kể trong cách Vương quốc Anh tiếp cận việc giảng dạy trong thời đại kỹ thuật số. Chính phủ đặt mục tiêu tạo ra thế hệ học sinh không chỉ thành thạo về mặt học thuật, mà còn hiểu biết về kỹ thuật số và có trách nhiệm xã hội trong bối cảnh thế giới ngày càng kết nối và giàu thông tin.

Thế giới 24h

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.